a1- nơi đong đầy tình bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

a1- nơi đong đầy tình bạn

good
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 164
Join date : 18/09/2011
Đến từ : TÂY NINH

Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo  Empty
Bài gửiTiêu đề: Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo    Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo  I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:47 am

Gần đây internet xuất hiện một tin đồn về sự thay đổi khung thời gian xác định các Cung hoàng đạo theo chiêm tinh học phương Tây.
Điều này gây một tâm lý lo lắng cho rất nhiều bạn trẻ, những người tin và hay theo dõi các dự báo chiêm tinh.

Tin đồn có lẽ xuất phát từ một bài báo nước ngoài trên tờ Dailymail (Anh). Theo đó, người viết cho rằng nếu chúng ta cảm thấy các dự đoán theo Cung hoàng đạo đôi khi không chính xác có lẽ là do chúng ta đã xác định nhầm Cung hoàng đạo cho mình theo ngày sinh.

Sau đó, bài viết đưa ra một “khung thời gian mới” cho các Cung hoàng đạo và đưa thêm vào danh sách một Cung thứ 13 bên cạnh 12 Cung đã biết.

Thực tế đây là một sự nhầm lẫn, hay có thể nói là đánh tráo khái niệm dẫn đến sự hiểu lầm do thiếu thông tin. Để giải thích tận gốc nguyên do của sự nhầm lẫn đáng tiếc này, chúng ta sẽ bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất.


Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo  Khcn-110




Thiên văn học và chiêm tinh học

Thiên văn học (astronomy) là môn khoa học tự nhiên có từ thời Cổ đại khi loài người đã sớm quan sát bầu trời, theo dõi các thiên thể và ứng dụng nó để làm lịch phục vụ cho nông nghiệp.

Khác với nó, chiêm tinh học (astrology) là môn khoa học huyền bí cho rằng vị trí và sự chuyển động của các thiên thể có ảnh hưởng đến cuộc sống con người trên Trái đất.

Như vậy hai môn học này ngay từ đầu đã khác nhau về bản chất và mục đích dù phương pháp đều có nguồn gốc hay nền tảng từ hoạt động quan sát bầu trời bằng mắt thường.

Sự phát minh ra kính thiên văn của Galile đã giải phóng khả năng quan sát bầu trời, vượt qua ranh giới sinh học của đôi mắt thường và đưa thiên văn học tới những tiến bộ vượt bậc, từ 400 năm trở lại đây.

Còn chiêm tinh học, vì mục đích là hướng đến sự dự đoán cuộc sống con người nên bầu trời không còn vị trí quan trọng nữa. Cả phương Đông hay phương Tây, các khoa học dự đoán có thể nói nhiều đến các chòm sao này hay chòm sao khác nhưng các nhà dự đoán học có thể không cần biết các chòm sao đó thực tế trên bầu trời như thế nào. Thậm chí, chiêm tinh học chỉ được truyền thụ qua sách vở thay vì bằng các thực nghiệm quan sát ngoài bầu trời thực.

Kể từ đây, hai môn học này đã thực sự tách ra thành hai hướng riêng biệt, khác nhau cả về mục đích lẫn phương pháp. Thiên văn học trở thành môn khoa học tự nhiên với phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm còn chiêm tinh học trở thành môn khoa học huyền bí, một môn dự đoán học, tách rời hẳn khỏi xuất phát điểm là nền tảng quan sát thực tiễn bầu trời.

Cung hoàng đạo của chiêm tinh học và Chòm sao hoàng đạo của thiên văn học

Xuất phát từ việc quan sát bầu trời, con người nhận thấy Mặt trời hàng năm di chuyển đúng một vòng trên bầu trời so với bầu trời sao (có chuyển động này là do Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời trong một năm). Đường đi này của Mặt trời vẽ nên trên bầu trời một đường tròn khép kín gọi là đường Hoàng đạo.

Bởi vì cả Hệ Mặt trời với các hành tinh đều nằm gần như trên cùng một mặt phẳng quay xung quanh Mặt trời nên khi quan sát từ Trái đất, các hành tinh cũng di chuyển gần với đường Hoàng đạo của Mặt trời với độ sai lệch tầm 8-9 độ.

Dải bầu trời mở rộng 8-9 độ ra hai bên đường Hoàng đạo là Hoàng


Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo  Khcn-h10




Qua quan sát bầu trời, người cổ đại tưởng tượng ra các hình ảnh bằng cách nối các ngôi sao sáng lại với nhau, tạo thành các chòm sao trên bầu trời.

Thời Hy Lạp cổ đại, Ptolemy đã tổng kết được 48 chòm sao ứng với các nhân vật gắn với các truyền thuyết của loài người. Tuy nhiên, các chòm sao lúc đó không hề có một ý nghĩa khoa học nào.

Để tính lịch trong một năm, các nhà thiên văn học cổ đại đã chia Hoàng đới ra làm 12 phần bằng nhau gọi là 12 Cung hoàng đạo, tính từ điểm Xuân phân (điểm trên Hoàng đạo mà Mặt trời đi tới vào ngày Xuân phân).

Các Cung hoàng đạo được gọi theo tên chòm sao nằm trên hoặc gần đường Hoàng đạo, chiếm độ dài lớn nhất của đường Hoàng đạo trong cung đó. (Vào thời điểm gần 3000 năm trước, điểm Xuân phân nằm ở gần chòm sao Bạch Dương (Aries) cho nên nó được tính là Cung hoàng đạo đầu tiên).

Đến năm 1922, Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội thiên văn học quốc tế đã quy ước ra 88 chòm sao theo các chòm sao truyền thống và hiện đại. Các chòm sao từ đây được hiểu theo nghĩa là những “phần bầu trời” với các đường ranh giới xác định với nhau giống như các quốc gia trên Trái đất, che kín toàn bộ bầu trời.

Như vậy các chòm sao (kể cả tên gọi cùng hình ảnh tưởng tượng của chúng) đã mang ý nghĩa khoa học trong việc định vị một điểm nào đó trên bầu trời. Theo đó, có 13 chòm sao bị đường Hoàng đạo cắt qua, trở thành 13 Chòm sao hoàng đạo.

Các chòm sao từ đây được quy ước là những “phần bầu trời”.

Thực hư về sự thay đổi khung thời gian các Cung hoàng đạo
Trong bài báo gây xôn xao vừa qua đã đưa ra tấm bảng về khung thời gian “cũ và mới” (bảng dưới). Bên trái chính là khung thời gian của 12 Cung hoàng đạo đều nhau do người Hy Lạp đặt ra từ khoảng gần 3000 năm trước (vẫn được sử dụng trong chiêm tinh học).

Còn bên phải khung thời gian thực tế Mặt trời đi qua các Chòm sao hoàng đạo theo quy ước hiện nay (được sử dụng trong quan sát thiên văn).




Về Đầu Trang Go down
https://a1-trandainghia.forumvi.com
 
Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mặt Trăng cũng có lõi như Trái Đất
» nữ hoàng tình yêu nak
» thiên nhiên hoang da
» NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống
» 10/12/2012 nguyệt thực toàn phần

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
a1- nơi đong đầy tình bạn :: Your first category :: giải trí :: thiên văn học-
Chuyển đến