a1- nơi đong đầy tình bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

a1- nơi đong đầy tình bạn

good
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 1

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 164
Join date : 18/09/2011
Đến từ : TÂY NINH

NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 1   NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 1 I_icon_minitimeThu Oct 06, 2011 12:33 pm

Tiểu sử
Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm là giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.[8]
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ[9]. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.[10]
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.[11] Tại lễ khai mạc của Hội nghị này, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.[12] Năm 2010 cũng là năm ông nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam[13][14]. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago[15].
Sau khi được danh dự nhận giải Fields, ông phát biểu: "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”. Ông cũng nói thêm rằng mình nghiên cứu toán học không phải vì đam mê giàu có hay nổi tiếng. GS. Ngô Bảo Châu là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thanh niên trẻ Việt Nam và là một gương sáng cần noi theo.[16]
Gia đình
Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống, ông là con trai của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam.[2]
Giáo sư Ngô Bảo Châu lập gia đình năm 22 tuổi với Nguyễn Bảo Thanh, là người bạn gái cùng học thời phổ thông[17]. Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái[18].
Chú thích
GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields
(Dân trí) - Lúc 12h55 hôm nay (giờ Hà Nội), tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu.
>> GS. Ngô Bảo Châu: Từ cậu HS chuyên Toán đến chủ nhân Giải Fields
>> “Nếu được nhận giải thưởng Fields, tôi sẽ dành tặng học sinh nghèo”
>> Báo chí quốc tế viết về sự kiện GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields
Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế.


.

Khi Đại hội Toán học thế giới vừa xướng tên GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, những người có mặt như vỡ òa ra trong niềm vui khôn tả, tự hào vì người Việt Nam đã chinh phục được đỉnh cao của nền khoa học nhân loại.



Vừa nhận được tin GS Ngô Bảo Châu được Đại hội Toán học thế giới trao giải thưởng Fields, thầy giáo Dương Hoàng Giang, giáo viên chủ nhiệm của GS Ngô Bảo Châu (từ 1987 đến 1989) khối chuyên - Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã bật khóc trong niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ riêng của mình mà của cả nền toán học Việt Nam.
Thầy Giang tâm sự: “Chúng tôi từng giờ, từng ngày chờ đợi đến giờ phút này. Bây giờ tôi vui quá. Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên nên hay chú ý đến từng em học sinh, xem em nào thông minh, sáng tạo, tư cách đạo đức của em đó ra sao và sau này có thể trở thành nhân tài đất nước. Với em Châu, không chỉ tôi mà các thầy dạy bộ môn khác đều nhận xét rằng: Châu là con người thông minh, sáng tạo, học giỏi đều các môn. Vì thông thường các em giỏi toán thì lơ là các môn học khác nhưng đối với Châu học đều các môn. Châu đã để lại cho chúng tôi một ấn tượng đặc biệt, đó là cậu học trò có tư cách đạo đức tốt, chăm chỉ, lễ phép. Với con người như vậy, từ thời đó tôi đã có suy nghĩ, tiên lượng nếu Châu được đào tạo một cách bài bản, sau này sẽ trở thành một nhân tài - điều đó nay đã trở thành sự thật”.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Vũ Lương, chủ nhiệm khối chuyên - ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thành công của Ngô Bảo Châu ngày hôm nay, không chỉ là hạnh phúc của riêng Châu mà là niềm hạnh phúc của các thầy giáo đã từng dạy Châu. Hạnh phúc này khó mô tả bằng lời. Bởi giải thưởng của Ngô Bảo Châu là giải thưởng lớn, quá sức tưởng tượng - giải thưởng Fields nhiều nước trên thế giới rất mong đợi”.
Giải thưởng GS Ngô Bảo Châu đạt được tạo cho lớp trẻ niềm tin rằng, người Việt Nam có thể đạt được đến đỉnh cao của khoa học nếu biết phấn đấu và lao động hết mình", Tiến sĩ Lương khẳng định.


)
Đằng sau sự thành công trong khoa học của GS Ngô Bảo Châu là sự đóng góp lớn lao, âm thầm của mẹ anh PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền. Bà đã từng tâm sự với báo chí rằng: "Bổ đề cơ bản" là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy, mừng cho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều người biết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa".
GS Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con trai GS-TSKH ngành Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Cơ học Việt nam. Mẹ anh là PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TW.
Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, sau đó học tại khối phổ thông chuyên toán trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic toán quốc tế. Ngô Bảo Châu là cựu sinh viênTrường Đại học Sư phạm cấp cao (École normale supérieure), Pháp.



Năm 2004, anh được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với GS Gérard Laumon vì đã có chứng minh được Bổ Đề Cơ Bản cho các nhóm Unita. Cũng trong năm đó, anh được phong Giáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11.
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Năm 2006, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai GS người Việt Nam ở nước ngoài, đó là GS. F. Phạm và GS. Dương Hồng Phong.
Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie), dày 169 trang, đã được chính thức công bố trên tạp chí Publications Mathématiques de L’IHÉS, do NXB Springer phát hành.
Với các công trình khoa học của mình, hôm nay ngày 19/8, GS Ngô Bảo Châu đã được Đại hội Toán học thế giới ICM2010 trao giải Fields tại Ấn Độ.
Hồng H



Gia đình nhà toán học Ngô Bảo Châu
Ông kể: “Năm 1993, khi làm luận án tiến sĩ, tôi đã bắt đầu nghĩ đến chuyện giải quyết bổ đề, dù luận án đó là viết về một công trình khác”.

Ngô Bảo Châu từng tâm sự trên blog cá nhân câu chuyện “15 năm cô đơn với bổ đề”. Trước khi ông tiếp xúc với bổ đề, bài toán này đã tồn tại 15 năm mà chưa ai giải quyết được. Chính Ngô Bảo Châu cũng phải mất 15 năm để đi tới đích và chiến thắng trong “cuộc chiến” mà nhiều nhà toán học đã dấn thân nhưng thất bại.

Năm 2001, Ngô Bảo Châu bắt đầu tới Chicago - Mỹ và hạ quyết tâm giải quyết Bổ đề cơ bản. Khi đó, ông gặp nhiều nhà toán học đã thất bại trước bổ đề và rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. “Tôi có một anh bạn người Mỹ nghiên cứu bổ đề rất lâu nhưng thất bại. Anh ấy nói với tôi về tất cả những khó khăn nếu dấn thân vào lĩnh vực này. Lúc ấy tôi cũng lo nhưng vẫn có niềm tin” - Ngô Bảo Châu kể.

Trước khi Ngô Bảo Châu khơi lại Bổ đề cơ bản, giới toán học gần như đã bỏ lĩnh vực này và coi như đó sẽ mãi là một bài toán không có lời giải. Ngô Bảo Châu vẫn âm thầm vừa giảng dạy ở Pháp vừa làm Bổ đề cơ bản.


Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Ngô Bảo Châu, thứ nhì từ bên trái, cùng các nhà toán học nhận giải Fields ở Ấn Độ hôm 19/8
Ngô Bảo Châu được tặng giải Fields, một thứ giải Nobel trong toán học khiến cả xã hội hào hứng ca ngợi trí tuệ Việt nam, thiên tài Việt Nam.
Nhưng tôi tưởng lúc này chúng ta nên có lời cảm ơn nước Pháp, nền văn hóa Pháp, nền khoa học Pháp.
Những bước đi ban đầu là cực kỳ quan trọng và việc Ngô Bảo Châu lớn lên ở Hà Nội cũng nói lên một cái gì đó trong tiềm năng toán học của người Việt.
Nhưng nếu không có việc sang Pháp làm việc và học hỏi thêm thì mọi chuyện với Ngô Bảo Châu sẽ ra sao?
Tạm ví thô thiển như sau:
Đến được trình độ khoa học như Ngô Bảo Châu cần qua mười bậc và ở quê hương, nhà tóan học đã bước được đến bước thứ bẩy thứ tám gì đó(?). Nhưng theo tôi hiểu, hai bước sau cùng mới là quan trọng, vì không có nó thì tám bước đầu tiên cũng là vô nghĩa.
Tôi biết rằng ở thế hệ tôi cũng như các thế hệ trước, cũng đã có những người có được tám bước đầu tiên, nhưng vì không có điều kiện học hỏi và làm việc trong những nền khoa học hàng đầu - tức là sống trong môi trường văn hóa hoàn chỉnh hơn, có một trình độ phát triển cao hơn-- nên không có được hai bước tiếp.
Viết về một cuộc đấu tranh, Chế Lan Viên từng có hai câu thơ nói tới cái tình trạng nghịch lý :
Vinh quanh nhất là những người chiến thắng
Vinh quang hơn là những kẻ đi đầu
Sau khi tự hào về chính mình, nếu muốn công bằng, phải ghi nhận ngay những tác động thêm vào từ bên ngoài.
Vương Trí Nhàn
Tôi có cảm tưởng ở đây, trong việc xác lập những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới một sự việc như thành tựu của Ngô Bảo Châu, cũng có tình trạng tương tự.
Vinh quang trước tiên đất nước đã đẻ ra Ngô Bảo Châu. Nhưng cũng phải giành phần vinh quang cho đất nước đã đóng vai trò bệ phóng, giúp ông hoàn thiện, giúp ông trở thành Ngô Bảo Châu hôm nay.
Chính Bấm Ngô Bảo Châu trong blog của mình cũng đã nhắc qua tới cái ý này.
Nhìn lại lịch sử thì thấy các nền văn hóa lớn như văn hóa Trung Hoa lẫn văn hóa Pháp tác động tới ta không chỉ trên bình diện tổng quát - là thúc đẩy sự hình thành và làm thay đổi diện mạo của văn hóa Việt Nam - mà trong nhiều trường hợp còn trực tiếp góp phần làm nên nhân cách những con người cụ thể là các nhà văn hóa gốc Việt.
Phạm Xuân Ẩn mấy năm trước đã nói trong ông không chỉ có văn hóa Việt Nam mà còn có văn hóa Mỹ.
Trong Đặng Thái Sơn có sự đóng góp của văn hóa Nga.
Một trong những nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu khoa học xã hội thứ thiệt ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế là Nguyễn Văn Huyên - không chỉ là hiện tượng văn hóa Việt Nam mà còn là hiện tượng văn hóa Pháp.
Bao nhiêu nhà nho trí thức ở ta thành đạt, có thể phò vua giúp nước, kể cả giúp kế sách cho công cuộc chống ngoại xâm, một phần là nhờ thấm nhuần văn hóa Trung Hoa.
Sau khi tự hào về chính mình, nếu muốn công bằng, phải ghi nhận ngay những tác động thêm vào từ bên ngoài. Môi trường giúp cho sự hoàn thiện là cái thường thiếu ở VN. Ta không thể hoàn chỉnh nếu không có người.
Một cách nghĩ như thế nếu với cả cộng đồng là khôn ngoan và hiểu biết thì với mỗi người tôi tin nó cũng giúp ta tìm ra cảm giác thanh thản và bền bỉ hơn để tiếp tục những nỗ lực nho nhỏ trong cuộc sống.
Mà đây cũng là một nội dung cần nói với lớp trẻ, chuẩn bị cho lớp trẻ biết hướng ra thế giới học hỏi thế giới. Tức là ngay từ bây giờ phải nghĩ lúc nào đó dân tộc này sẽ có thêm những Ngô Bảo Châu mới.
Không chỉ dừng lại ở cảm giác tự hào về những thành tựu của dân tộc mình mà còn biết rõ các cộng đồng khác các dân tộc khác đã giúp đỡ đã cộng tác với mình thế nào …đó là biết sống, mà đó cũng là yêu nước.
Nguyên văn bài mang tự đề 'Nhân hiện tượng Ngô Bảo Châu: cần thiết phải nói lời cảm ơn nước Pháp, nền văn hóa Pháp!' thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu văn học ở Hà Nội. Quý vị cũng có thể đọc thêm bài về việc hình thành Bấm tiếng Việt cho toán, hay Bấm 'Nỗi buồn từ sự kiện Ngô Bảo Châu' cùng các Bấm bài về Ngô Bảo Châu và giáo dục Việt Nam đã đăng trên các trang mạng khác.
Nhà toán học Ngô Bảo Châu làm giảng viên ĐH Chicago
TTO - Trường ĐH Chicago vừa ra thông cáo báo chí cho biết nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo Châu - người có nghiên cứu được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009 - đã nhận lời làm giảng viên ĐH này.


Nhà toán học làm rạng danh nước Việt Ngô Bảo Châu -Ảnh: Newswise
Theo ĐH Chicago, Ngô Bảo Châu sẽ trở thành giáo sư toán học ĐH Chicago từ ngày 1-9-2010. “Rõ ràng Ngô Bảo Châu là một trong những nhà toán học vĩ đại của thời đại”, trang web thông tin Newswise.com dẫn lời giáo sư toán Robert Fefferman, trưởng khoa Vật lý ĐH Chicago nhận định. “Tôi mong chờ những điều vĩ đại từ chàng trai trẻ này”.
Còn giáo sư toán Peter Constantin, trưởng khoa toán ĐH Chicago, tự hào khẳng định: “Với sự xuất hiện của Ngô Bảo Châu, khoa toán ĐH Chicago đang theo đuổi vai trò hàng đầu mang tính lịch sử tại nước Mỹ”.
Ông Constantin cho biết khoa toán ĐH Chicago không lớn, nhưng luôn vươn tới đẳng cấp cao nhất trong toán học: “Tiêu chuẩn ở ĐH Chicago là rất cao, và chúng tôi rất tự hào với chất lượng khoa toán. Ngô Bảo Châu là sự cụ thể hóa niềm tự hào đó”.
Theo Newswise.com, Ngô Bảo Châu, 37 tuổi, khẳng định anh quyết định đến ĐH Chicago bởi anh muốn làm việc với nhiều nhà toán học nổi danh tại đây. “Ở khoa toán ĐH Chicago, mọi người đang xử lý những câu hỏi cơ bản nhất trong toán học”, Ngô Bảo Châu cho biết. “Tôi từng thảo luận về toán với chuyên gia Bob Kottwitz ở ĐH Chicago trong nhiều năm, và rất vui sướng khi được tiếp tục cuộc thảo luận này với ông ấy trong nhiều năm nữa”.


GS Ngô Bảo Châu


GS Ngô Bảo Châu (hàng đầu bìa phải) tại buổi nhận giải thưởng Clay năm 2004 - Ảnh tư liệu
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, từng là học sinh khối phổ thông chuyên toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội). Từng đoạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi toán quốc tế, hiện anh đang làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton (Mỹ). Gần 20 năm sống xa đất nước, anh vẫn mang tấm hộ chiếu phổ thông của Việt Nam.
Công trình nghiên cứu chứng minh "Bổ đề cơ bản chương trình Langland” của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time (Mỹ) chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009.
HIẾU TRUNG
Ngô Bảo Châu thời “nhất quỷ nhì ma”
“Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát,” anh Hoàng Gia Hiệp, một trong những người bạn thân nhất của Giáo sư Ngô Bảo Châu, hiện là phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin chia sẻ.


Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. (Ảnh: Internet).
Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán
Chúng tôi cùng học với nhau hai năm cấp hai ở Trường Trưng Vương, là học sinh lớp chuyên toán. Lớp chúng tôi là khóa cuối cùng do thầy giáo Tôn Thân, một thầy giáo dạy toán nổi tiếng lúc bấy giờ, giảng dạy và chủ nhiệm.
Thời đó, các lớp chuyên toán cấp 1 và 2 của thành phố được tổ chức theo quận, bắt đầu từ năm lớp bốn. Riêng Bảo Châu học cấp 1 ở trường Thực Nghiệm, đến cấp hai mới vào lớp. Tiết lộ nhé, năm lớp sáu, Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng (dân chuyên toán chúng tôi từ bé đã tôn thờ học giỏi, kính trọng thật chứ không phải khách sáo đâu) và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò.
Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát. Phải lên Phòng Hội đồng của trường làm kiểm điểm, cậu ấy bảo tôi đổi dép cho cậu ấy, vì sợ nhỡ bị nhà trường thu dép thì mất đôi dép cao su đỡ tiếc hơn đôi dép nhựa.
Sau đó, anh Bò đòi bằng được bố mẹ đổi dép cao su cho giống các bạn.
Ngoài ném ống bơ, chúng tôi cùng nhau đá cầu, đá bóng. Châu đá cầu giỏi (nhưng không bằng tôi), còn đá bóng thì dở.
Tôi chịu ảnh hưởng nhiều của Bảo Châu về âm nhạc, lúc đầu chúng tôi nghe Romina Power, nghe Paul Simon & Garfunkel, sau chuyển sang The Beatles, rồi Rolling Stones, Bob Dylan, Pink Floyd, rồi Queen. Sau này, Châu nghe Jimmi Hendrix, anh bảo đây là cây ghita số một thế giới, thì tôi không theo được nữa.
"Có thể trong kinh doanh cần sự vươn đến thành công một cách mãnh liệt, nhưng trong khoa học tôi tin cái chính là làm tốt công việc của mình và thành công sẽ đến với một mức độ nào đó tùy khả năng của từng người"
Giáo sư NGÔ BẢO CHÂU
Tính bình quân, mỗi năm có tối đa một người được nhận giải thưởng. Trong 70 năm vừa qua (1936-2006), cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao giải thưởng Fields. Mới chỉ mười nước vinh dự có công dân của mình đoạt giải thưởng Fields. Đó là: Mỹ, Pháp, Nga, Anh, Nhật, Phần Lan, Ý, Thụy Điển, Đức và Úc. Năm nay ban giải thưởng Fields đã quyết định chọn bốn người để trao giải nhưng những cái tên cụ thể còn bí mật.
GS Ngô Bảo Châu năm nay 38 tuổi, với những kỳ tích được cả giới toán học thế giới ngưỡng mộ, chúng ta hoàn toàn hi vọng GS Ngô Bảo Châu sẽ là một trong bốn cái tên danh giá sắp tới.
Bàn về phát triển toán học VN
Đáp lại lời chúc mừng của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi gặp, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ nguyện vọng được cống hiến cho sự phát triển toán học VN nói riêng và nền khoa học VN nói chung, trên một mức độ cao hơn và hiệu quả hơn, so với những hoạt động giảng dạy trực tiếp mà bấy lâu nay ông vẫn tích cực tham gia mỗi khi có điều kiện về nước.
Hoan nghênh và đáp lại nhiệt tình của GS Ngô Bảo Châu, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Chính phủ sẽ làm hết sức để tạo điều kiện tốt nhất cho GS Châu và những nhà khoa học VN ở nước ngoài đóng góp trí tuệ, sức lực và thời gian vào việc phát triển toán học và khoa học VN.
Kết thúc buổi tiếp, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong một ngày gần đây sẽ trao trọng trách cho GS Ngô Bảo Châu và hi vọng ông sẽ đóng góp ngày một nhiều cho nền khoa học của nước nhà.
Ông Nhân cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phối hợp với các cơ quan hữu quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GS Châu và những nhà khoa học xuất sắc khác là người VN ở nước ngoài về các vấn đề: hộ chiếu đặc biệt, nhà ở, điều kiện nghiên cứu khoa học, phương tiện đi lại...
Người trẻ nhất được phong giáo sư
GS Ngô Bảo Châu là nhà toán học trẻ, 38 tuổi nhưng đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu toán học đặc biệt xuất sắc, được thế giới ca ngợi. Ông là học sinh VN đầu tiên giành hai huy chương vàng Olympic toán quốc tế năm 1988 (khi mới 16 tuổi) và 1989.
Sau khi được Trường ĐH Paris 11 phong GS năm 2004 khi 32 tuổi, một năm sau ông được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong đặc cách GS VN theo đề nghị của Viện Toán học, Viện Khoa học và công nghệ VN. Cho đến nay, GS Ngô Bảo Châu là người trẻ nhất được phong GS ở VN.
Cũng trong năm 2004, GS đã được trao giải thưởng toán học Clay danh giá. Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của chương trình Langlands, GS Châu được trao giải thưởng Oberwolfach của Đức, giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của ông đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time bình chọn là một trong mười phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
LÊ TUẤN HOA (chủ tịch Hội Toán học VN)
TRẦN VĂN NHUNG (tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước

Nhưng mà em đang nói tới lúc anh trẻ hơn... em hỏi điều này bởi vì là anh đã thành công sớm, ta tạm gọi là như vậy, anh được 2 giải Olympic toán quốc tế, cho nên có thể có một số kỳ vọng hoặc sức ép thành công nào đó về mặt danh vọng hoặc của cải vật chất.
Không, thực ra thì có một cái là... dạo mà anh học cấp 2, cấp 3 chẳng hạn, anh cứ nghĩ đến những anh được giải toán quốc tế như là thiên tài vĩ nhân; xong đến lúc mình thi được giải thì mình thấy nó cũng… bình thường (cười). Thì vì anh coi chuyện đấy là bình thường cho nên anh cũng không thấy có áp lực gì. Lúc anh làm luận án thì cũng có khó khăn, nhưng mà làm việc gì cũng có lúc khó khăn cả; nó khó khăn là vì bản thân cái việc đó nó khó khăn chứ không phải là vì có sức ép xã hội; anh thì không tưởng tượng là xã hội kỳ vọng gì ở bản thân mình.

Có thể là toán học ít sức ép xã hội hơn vì xã hội không có cái kỳ vọng là ví dụ trong vòng 2 năm, anh Ngô Bảo Châu phải giải xong bài toán này. Nhưng với nhà văn, đôi khi có cảm giác sức ép là bởi vì nhà văn phải có sản phẩm là cuốn sách và phải công bố ở diện rộng hơn công trình toán học và ai cũng có thể phê bình...
Ừ, như lúc nãy anh nói là phải có thái độ rõ ràng với hai mặt của công việc mà hai cái đấy mình không thể xem nhẹ cái nào; một cái là chuyện học thuật của mình, còn một cái là đời sống xã hội của mình, cái cách mình cư xử với sức ép xã hội. Thì đối với sức ép xã hội, mình phải quản lý nó theo nghĩa là mình quản lý nó chứ mình không để nó ép mình; quản lý tức là những việc mình thấy nên làm, như việc dự hội thảo hay đi nghe thuyết trình thì cứ đúng đến ngày đến giờ là mình đi; nếu cái hội thảo đó có nghĩa cho công việc của mình, thì tuần nào cũng đến đúng giờ đấy là anh đi nghe, chứ mình không đi nghe theo kiểu là cứ thấy ông này nổi tiếng, ông kia nổi tiếng thì mình đi nghe. Anh nghĩ là trong đời sống giao tiếp với xã hội, nếu mình muốn giữ nó là một cái có ích cho mình thì mình phải rất kỷ luật, cứ tuần tự mà làm, mình không từ chối nó nhưng mình cũng không cố gắng ôm thêm vào người. Có thể mình đang theo đuổi một cái gì đó cần lâu dài, thì mình cứ làm nhưng trong lúc đó mình cũng nên làm một cái gì đó tuần tự để giữ vững tinh thần của mình...

Thế lúc tinh thần của anh không vững, tức là lúc anh nản chí ấy, thì anh làm gì?
Nói chung là lúc mà tâm lý đã đi xuống thì chỉ cứ đợi cho nó đi qua thôi.

Trên blog Thích Học Toán của anh, anh có nói đến một cụm từ là “15 cô đơn với Bổ đề”, và anh hứa là anh kể, nhưng anh vẫn chưa kể.
Từ lúc anh bắt đầu làm PhD, tức là năm 1993 ấy, thì đến giờ là 15 năm. Lúc mà anh làm PhD thì vấn đề của Langlands chẳng ai quan tâm, người ta coi là vấn đề chết; tức là mấy chục năm không ai làm được thì người ta không làm nữa. Cái luận án tiến sỹ của anh cũng gần giống với Bổ đề Langlands; nó là của ông Jacquet; nó dĩ nhiên là không nổi tiếng và không kéo theo quá nhiều những kết quả rực rỡ gì khác như Bổ đề Langlands nên người ta càng không để ý. Lúc anh làm PhD là khoảng thời gian thử thách tâm lý rất lớn; lúc đấy mình còn chưa tin lắm vào khả năng của mình. Mà lại còn có nhiều chuyện làm mình nản. Chẳng hạn như là ngay cái tên ấy, ông Langlands ông ấy đặt cái tên “Bổ đề cơ bản” nghe nó đã buồn cười rồi. Cái Bổ đề bình thường thì nó không phải là một kết quả quan trọng, nó chỉ là một kết quả trung gian thôi, người ta dùng cái đó để làm cái khác. Nhưng mà với Bổ đề Langlands thì vì sau này có quá nhiều thứ liên kết với nó, phụ thuộc vào sự vững chắc của Bổ đề cơ bản cho nên nó mới trở thành vấn đề trung tâm của ngành. Thì lúc mà anh đi phỏng vấn xin việc lần đầu ở Pháp ấy, người ta hỏi anh làm cái gì, anh bảo là anh làm Bổ đề cơ bản, thì đến một nửa cái hội đồng phỏng vấn là họ phá ra cười, vì nghe nó buồn cười, nghe nó ngớ ngẩn, vì người ta không biết ngành của anh. Tất nhiên là lần đấy anh không đỗ, sau này anh mới đỗ. Lúc đó thực ra không mấy ai tin là có thể giải quyết được Bổ đề Langlands; kể cả lúc anh sang Chicago năm 2001 rồi sang Princeton, thì lúc đó thực ra anh cũng chỉ có âm mưu giải quyết nó thôi, chứ anh cũng không chắc chắn lắm; có điều là lúc nào anh cũng giữ trong đầu một cái hy vọng là lúc nào đấy sẽ làm. Không biết em có thấy không, ở đây thì ít đấy chứ ở Princeton có rất nhiều những cái cờ xanh đỏ cắm trên bãi cỏ để đánh dấu chỗ này là đường ống nước, chỗ này là đường cáp điện, thì ở Princeton mọi người hay đùa đấy là cờ tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh vì Bổ đề Langlands (cười).

Thế nếu anh không làm được Bổ đề cơ bản thì nó có phải là một thất bại cá nhân nặng nề không? Nó có phải là một điều kinh khủng không?
Anh cũng không biết... Về bản chất anh không phải là người thích cuộc sống của mình trở thành dramatic (kịch tính). Nếu đã để nó trở thành một thứ như là một thất bại nặng của đời mình thì lại thành ra dramatic quá. Giả sử anh đã công bố anh làm được rồi mà hóa ra là giải sai thì lúc đó rất tệ; nhưng mà lúc anh chưa làm được thì thực ra cũng bình thường. Nó chỉ là một cái mình thích và mình làm thôi… Thực ra ấy mà, nhiều khi anh cũng muốn tìm ra một vấn đề mà mình không bao giờ làm được.

Vì sao ạ?
Vì, nói thật là, khi mình đang làm toán, khi mình đang theo đuổi một vấn đề thì nó vô cùng thú vị, nó như là một nguồn sinh lực sống với mình... Toán học ấy mà, lúc mình theo đuổi một vấn đề, thì thực ra là mình tự làm đau mình, đúng không? Như là tự hành hạ bản thân vậy. Nhưng mà làm xong rồi thì lại phải tìm chỗ khác để hành hạ tiếp (cười). Anh nghĩ là trong cuộc sống, bản chất con người là không thích sự ngẫu nhiên, bất định; mình chỉ muốn sự ngẫu nhiên ở một mức nhất định cho cuộc sống vui vẻ thôi, còn về bản chất thì mình muốn có một cuộc sống logic, mà để có cái logic đấy thì phải chọn một cái mục đích gì đó. Dĩ nhiên mục đích nó phải đủ cao quý thì nó mới vực được cuộc sống của mình lên, chứ mục đích mà thấp kém hèn hạ thì nó cũng chẳng thể là cứu cánh được cho mình. Nhưng bản thân cái mục đích đấy cũng chỉ là cách để mình tổ chức cuộc sống thôi, cho nó có hướng; nếu không thì cuộc sống của mình nó vô hướng. Anh cảm thấy đối với anh, việc tìm một bài toán để giải nó xuất phát từ nhu cầu tự nhiên là con người mình cần một cái mục đích để tổ chức cuộc sống của mình... nhưng nó chỉ là đích, mình không cần cố sống cố chết đạt được; cái chính là khi mà mình đi tới cái đích ấy thì mình phải biết cách thưởng thức con đường trong lúc mình đi. Cái đích chỉ là cứu cánh cho mình sắp xếp cuộc sống, để cho mình đi qua cuộc đời này một cách hạnh phúc thôi.

Thế cứu cánh tiếp theo của anh là gì?
Chưa tìm được cứu cánh tiếp theo... Chưa tìm được cứu cánh cụ thể. Vẫn đang đi tìm; phải đi tìm chứ.

Anh đã bắt đầu ngấm cái chuyện anh rơi vào trường bất tử chưa?
Trường bất tử là thế nào?

Tức là... với thế giới thì có thể là anh chỉ được biết nhiều trong giới toán học; nhưng mà ở Việt Nam thì anh chắc chắn sẽ đi vào lịch sử rồi, có thể là sẽ có trường Ngô Bảo Châu, có đường Ngô Bảo Châu, có giải thưởng Ngô Bảo Châu, vv...
Thực ra thì đấy là cái đáng ngại nhất đấy, đấy chính là cái đáng ngại nhất...

Nhưng anh có tự hào về điều đó không?
Không.

Không tự hào?
Ừ… là vì từ bé anh đã có cảm giác là mình phải sống thế nào để sau khi mình ra đi thì mình không để lại dấu vết gì về bản thân nữa. Anh nghĩ là chuyện không để lại dấu vết gì cũng là chuyện quan trọng. Giống như trong cuộc sống bình thường, khi mình rời khỏi nơi nào đó hoặc làm xong chuyện gì thì mình nên thu dọn sạch sẽ để ra đi.

Nhưng mà Flaubert có nói là cứ đưa cho tôi một người anh hùng, tôi sẽ viết cho anh một bi kịch; có thể hiểu một nghĩa là sau người anh hùng nào cũng có bi kịch. Anh bây giờ là anh hùng rồi đấy, dù anh có muốn hay không. Thế anh có bi kịch nào không? Hoặc là một cái gì đấy mà đến cuối đời, nó có thể coi là một cái mà mình đã không dọn được sạch sẽ để ra đi?
(Cười)...

Ngần ngừ tức là có rồi (cười)
(Cười)

Em muốn hỏi cái này từ góc độ nhà văn. Với nhà văn hoặc người làm nghệ thuật, khi mà mình muốn làm cái gì tử tế ấy, thì nhiều khi mình phải cực đoan lắm. Ông Faulkner có nói là “nghĩa vụ duy nhất của một nhà văn là nghĩa vụ với nghệ thuật; tất cả những thứ khác như danh dự, tự trọng, cuộc sống ổn định, hạnh phúc cá nhân, tất cả, đều tung hê hết, miễn là có thể viết. Nếu cần phải ăn cướp từ mẹ đẻ để hoàn thành cuốn sách, thì một nhà văn cũng làm, nếu như anh ta thực sự là một nhà văn”. Anh nghĩ đối với người làm toán hoặc người làm khoa học nói chung thì nghĩa vụ cao nhất là nghĩa vụ với cái gì hoặc với ai?
Anh nghĩ là toán thì nó không cực đoan như thế, nhưng để làm cái gì tử tế thì mình cần có sự nghiêm túc. Nghĩa vụ của người làm khoa học là làm khoa học, tất cả những cái khác là hệ quả, chứ không phải cái mình tìm đến. Bởi vì giá trị của khoa học nó thể hiện chính xác ở sản phẩm khoa học mình làm ra.

Có thể là toán khác, vì toán không có tính personal (cá nhân) nhiều
Ừ, nó không personal, nó không quá quan tâm đến quan hệ xã hội như nghệ thuật hoặc văn học. Toán thực ra là quá trình giành giật chiến đấu với bản thân mình, nó không liên quan nhiều đến người khác, đến các quan hệ. Đấy, văn khổ là ai cũng tưởng mình hiểu, còn toán thì cứ yên tâm là người ta không hiểu (cười), đỡ lo lắng.

Thế thì với toán, cái lo lắng nhất là cái gì?
Toán học thì khó nhất chính là làm được lâu, tức là giữ được sự ham mê lâu. Hầu như đến 90% các nhà toán học khi già ấy mà, anh thì không nghĩ là vì họ già nên họ không làm được nữa đâu, mà là họ chán; khi thấy cuộc sống ổn định, đủ tiền tiêu, thì làm toán chỉ còn là một cái nghề, đến giờ thì đi dạy học, cũng làm nghiên cứu nọ kia nhưng nó không còn đam mê nữa

Anh có nghĩ là anh sẽ đến lúc đấy không? Lúc chán?
Bây giờ thì chưa chán. Anh nghĩ là để biết cách duy trì cái ham mê của mình cũng phải có nghệ thuật. Chính cái chuyện mà người ta muốn mình thành expert (chuyên gia) về một cái gì đấy là cái giết chết sự đam mê trong sáng của mình; cho nên mình phải chống trả quyết liệt cái chuyện đó. Cho nên là có khi mình phải đặt mình vào một tình trạng hơi kì cục, tức là tình trạng của người lúc nào cũng đang đi học.

Khi nói đến toán học, hoặc đến người như anh, người ta hay nói đến khái niệm trí thông minh và người ta cứ nói nó là bẩm sinh, có hoặc là không có chứ không luyện tập được. Anh có nghĩ thế không? Nếu có thể luyện tập được thì có thể luyện theo những cách nào?
Anh nghĩ là cũng phải có bẩm sinh, nhưng mà anh nghĩ cái bẩm sinh đó không phải hiếm như người ta nghĩ, rất nhiều người có cái bẩm sinh đó, nhưng mà cái quá trình rèn luyện trong làm việc mới đưa đến thành công.

Bây giờ em muốn hỏi anh một số câu hỏi ngắn, mà anh không được nghĩ, anh phải trả lời ngay… Hằng ngày anh dậy lúc mấy giờ?
7 giờ sáng.

Khi lên mạng anh làm gì?
Kiểm tra thư, đọc báo.

Món ăn mà anh thích... nhất? Hoặc một số món ăn.
Phở.

Thời gian trong ngày mà anh làm việc hiệu quả nhất?
Buổi sáng.

Mô tả một ngày bình thường của anh?
Sáng dậy ăn sáng, chuẩn bị cho các cháu đi học; đến khoảng 8 giờ rưỡi thì anh bắt đầu làm việc; đầu tiên là có email anh phải trả lời thì trả lời cho xong. Buổi sáng là lúc đầu óc sáng sủa nhất thì anh ngồi làm những thứ mà phải suy nghĩ nhiều nhất; ăn trưa xong đến chiều thì nếu có hẹn gặp người nào thì anh hẹn gặp nói chuyện buổi chiều. Đến cuối giờ làm việc thì anh trả lời nốt email anh phải trả lời; sau rồi chiều tối anh về nhà; cho trẻ con học, xong nếu còn đủ minh mẫn thì anh ngồi nghĩ tiếp hoặc anh đọc sách, rồi đi ngủ.

Anh có thường mơ trong lúc ngủ không?
Cũng hay mơ lung tung (cười).

Anh có đức tin tôn giáo nào không? Hoặc là cảm thấy anh gần với một tôn giáo nào đó?
Anh không tin cụ thể nhưng anh cũng thấy tôn giáo cũng thú vị. Anh đọc sách cả về đạo Phật và Thiên Chúa giáo; anh cũng chia sẻ một số suy nghĩ của họ nhưng bản thân anh không phải là con người tôn giáo theo nghĩa anh tin vào một cái gì đó; nhưng triết lý sống của họ có nhiều cái phải suy nghĩ.

Anh quan niệm thế nào là bất hạnh?
Bất hạnh nhất là không biết mình muốn cái gì.

Anh dễ tha thứ nhất cho tính xấu nào của con người?
Con người bình thường thì ai chả có nhiều tính xấu nhưng mà đối với anh thì chuyện đấy nó bình thường, anh không chỉ trích họ.

Phẩm chất hoặc tính cách mà anh đánh giá cao nhất ở một con người?
Không bao biện cho bản thân. Bao biện tức là có lúc mình xử sự sai, lẽ ra phải làm thế này thì mình làm khác; mình làm sai và sau đó mình luôn tìm cách viết lại lịch sử của bản thân. Trên blog Thích Học Toán, anh có viết về phim Rashomon, em đã xem phim đó chưa?

Em chưa.
Phim đó là một phim tuyệt hay.

Nhưng em nhớ anh có viết là đừng bao giờ viết lại lịch sử của bản thân để làm cho mình thấy tử tế hơn, để có thể sống với bản thân mình...
Đúng rồi.

Nhà văn, nhà thơ mà anh yêu thích?
Nhà thơ thì hồi xưa anh thích Quang Dũng. Nhà văn thì anh thích Thomas Mann với J.M. Coetzee.

Tài năng hoặc năng khiếu bẩm sinh mà anh muốn có nhất?
Có lẽ nếu có một điều ước thì anh muốn có năng khiếu âm nhạc.

Anh có chơi giỏi một môn thể thao nào không? Hoặc có quan tâm đến thể thao?
Càng ngày càng ít quan tâm. Ngày trước thì anh cũng thích bóng đá.

Mong muốn lớn nhất của anh bây giờ là gì?
Tìm lại nhịp sống bình thường để làm toán trở lại. Thời gian vừa rồi anh cũng nhiều việc, chuyển nhà rồi đi lại.

Câu hỏi này có lẽ hơi buồn cười. Triết lý sống hoặc khẩu hiệu sống của anh là gì?
Không để lại dấu vết.

Nhiều người bảo anh có nụ cười hiền. Anh có nghĩ “hiền” là từ chính xác để mô tả anh không?
Anh nghĩ là đúng... Em không nghĩ thế à?

Không, em nghĩ là đúng. Ngô Bảo Châu là một người hiền
»
Võ Nguyên Giáp, Ngô Bảo Châu và thương hiệu mới của dân tộc Việt Nam!
Đăng bởi bvnpost on 22/08/2010
Nguyễn Hữu Quý

Các sự kiện liên tục xẩy ra trong thời gian gần đây liên quan đến Biển Đông và sự toàn vẹn lãnh thổ của Đất nước; đặc biệt, những tuyên bố cứng rắn của Hoa Kỳ về lập trường đối với Biển Đông, rằng Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong việc xem xét những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, và ủng hộ giải pháp để giải quyết việc tranh chấp thông qua một “quá trình ngoại giao đa phương của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền”; và “phản đối việc sử dụng vũ lực bởi các nước có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và sẽ duy trì sự hiện diện của họ tại khu vực chiến lược này trong những năm tới để đảm bảo tự do giao thương qua tuyến đường biển quan trọng này” v.v. và v.v. bên cạnh đó là những tuyên bố của TQ, lúc thì có vẻ “hù dọa, hung hăng” đối với Hoa Kỳ và nhằm trực tiếp vào VN; lúc thì “làm lành, đánh lạc hướng…” như bản chất cố hữu của TQ, đang làm cho nhiều người Việt theo dõi tình hình đất nước rất khó suy đoán về tiến triển của mối quan hệ các bên trên Biển Đông trong yêu cầu toàn vẹn lãnh thổ, vốn là tình cảm thiêng liêng bậc nhất trong tâm thức mỗi người VN.
Cũng trong ngày hôm nay 19/8/2010, sự kiện GS Ngô Bảo Châu, được Đại hội Liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) vinh danh giải thưởng Fields, đây được xem như là giải “Nô ben toán học” đã góp phần tạo nên một “thương hiệu mới” không chỉ cho ngành toán học nước nhà mà còn là sự khẳng định TRÍ TUỆ VIỆT đối với dân tộc ta.
Cách đây hai ngày, ngày 17/8/2010, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi lần thứ 2 với chủ đề: “Việt Nam-châu Phi: hợp tác cùng phát triển bền vững”, bên cạnh các quan chức của nước ta, còn có sự hiện diện của Phó Tổng Thư ký LHQ Cheick Sidi Diarra cùng Trưởng đoàn các nước châu Phi và đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội tham dự Hội thảo; và nếu như TQ đến với châu Phi bằng hình ảnh là những ông chủ “ngông nghênh”, tước đoạt việc làm của cư dân bản địa vốn đã nghèo đói; đi bên cạnh là âm mưu thực hiện chính sách “giãn dân”, kèm theo đó là sự tàn sát môi trường, mua chuộc các quan chức cấp cao bản địa v.v. thì hình ảnh VN lại hoàn toàn ngược lại, đó là những người nông dân chất phác của VN đang là các “chuyên gia” giúp các bạn Châu Phi trực tiếp thực hành nghề nông trên đồng ruộng của họ; là hình ảnh giản dị GS Võ Tòng Xuân cùng với người nông dân châu Phi đứng giữa cánh đồng lúa… Tất cả những điều đó, tạo thêm một hình ảnh tốt đẹp của VN ngày nay trong con mắt các bạn châu Phi và cộng đồng thế giới.
Vậy là đã rõ, “thiên thời và địa lợi” là hai trong số ba yếu tố cơ bản cần thiết để tạo thành “bước nhảy”, nhằm thay đổi về chất trong sự phát triển của lịch sử dân tộc đã chín mùi.
Vấn đề được đặt ra là: Đảng CSVN, vốn đã tự giành cho mình đặc quyền thay mặt nhân dân VN, dân tộc VN liệu có đủ trí tuệ, bản lĩnh và dũng khí; đặc biệt là đối với những người lãnh đạo cao nhất trong hàng ngũ của Đảng có vượt lên chính mình, vượt qua những tham lam vật chất và bè phái tầm thường… để nắm bắt cơ hội nhằm thay đổi hình ảnh của Đảng hiện đã bị “xuống cấp” nghiêm trọng trong suy nghĩ, tình cảm và niềm tin của nhân dân VN hay không? Có nắm bắt cơ hội để đưa nước nhà đến một giai đoạn phát triển mới hay không?
Hôm nay, GS Ngô Bảo Châu, với hình ảnh của một người VN khiêm tốn, giản dị, gần gũi… đang là một vì sao sáng nhất không chỉ của nền toán học thế giới mà còn là của giới tinh hoa, uyên bác của nhân loại; đang tạo nên một diện mạo mới, thể hiện một tiềm năng rõ ràng của người Việt
Vào ngày 25/8/2010, thiên tài quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang tuổi “Bách tuế”, người mà không chỉ toàn thể nhân dân VN tôn kính, ngưỡng mộ, mà còn được thế giới vinh danh, như một huyền thoại; là biểu hiện cho TINH THẦN & TRÍ TUỆ VIỆT trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc… cũng là sự kiện xẩy ra cùng thời điểm, để mang đến cho dân tộc ta, đất nước ta một vận hội mới.
Hơn lúc nào hết, mặc dù đang sống trong thời bình, nhưng đất nước hôm nay đang đứng trên một miệng hố sâu thẳm của chiến tranh, mà khác với rất nhiều lần trước, chỉ thuần túy là đuổi giặc; thì lần này, nếu không vượt qua được, dân tộc VN, Đất nước VN sẽ mất vĩnh viễn một diện tích mặt biển lớn hơn hai lần diện tích đất liền; đồng thời mất đi lối ra Đại dương, mất luôn cả con đường nhìn về tương lai của dân tộc.
Như là một điểm hẹn của trời đất, của lịch sử, còn đó một niềm hy vọng lớn cho dân tộc VN, cho thế hệ hôm nay, bởi vì Võ Nguyên Giáp và Ngô Bảo Châu như là những nhân tố đích thực để hội tụ TINH THẦN & TRÍ TUỆ VIỆT, để tạo nên một thương hiệu mới cho dân tộc VN, mà nếu nắm bắt được thời cơ, vận hội, người VN hôm nay có thể tạo nên bước chuyển biến của lịch sử.
Với tất cả các sự kiện nêu trên, đất nước đầy âu lo của chúng ta vẫn đang như có một dàn hợp xướng gồm nhiều nhạc cụ với các âm thanh và cung bậc khác nhau, đã sẵn sàng để cùng giao thoa và tổng hòa tại một thời điểm có khả năng tạo nên một điểm nhấn trong buổi trình diễn của lịch sử dân tộc! nếu như, người nhạc trưởng có đủ tài nghệ và trí tuệ để dương cao chiếc gậy chỉ huy của mình, thì trước sau sẽ đưa lịch sử dân tộc ta sang một chương mới du dương và hòa nhập cùng cộng đồng thế giới. Hoặc ngược lại, nếu người chỉ huy vẫn còn vương vấn với những suy nghĩ tầm thường, không hơn được quần chúng đang đứng xung quanh mình, thì ắt sẽ đưa đến một buổi hòa nhạc lỗi nhịp, lỡ phách… đồng nghĩa với việc dân tộc ta lại bỏ lỡ một cơ hội lịch sử, và có thể phải trả giá đắt hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong tiến trình lịch sử từ ngày lập quốc đến nay. Bởi vì, hơn lúc nào hết, hôm nay, kẻ thù của dân tộc còn hung hăng và hãnh tiến… hơn cha ông của chúng gấp bội phần, như đã từng được sử sách ghi lại trong suốt chiều dài vài thiên niên kỷ đã qua.
Để sống sót đến ngày hôm nay, dân tộc VN đã không ít lần phải trải qua thời khắc ngặt nghèo; và với bản lĩnh và trí tuệ của giống nòi, chúng ta đã lần lượt vượt qua; liệu lần này, Đảng CSVN với tư cách là người độc quyền lãnh đạo, có còn đủ tâm và tầm?
19.8.2010
NHQ
GS Ngô Bảo Châu-người 3 lần được thế giới vinh danh
13/12/2009 06:41:19
- “Nếu chúng ta có thể tự hào về trống đồng, thì cũng có thể tự hào về một người Việt Nam đạt được thành tựu toán học nổi tiếng thế giới như GS Ngô Bảo Châu” - GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Université de Toulouse), Pháp nhận xét. GS Ngô Bảo Châu đã nhận được giải thưởng của Viện Toán học Clay, Giải thưởng Oberwolfach và Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Bức thư của Chủ tịch Viện Toán học Clay
Những ngày giữa tháng 10/2004, Ngô Bảo Châu dự Hội nghị quốc tế về các dạng tự đẳng cấu và công thức vết được tổ chức tại Viện Fields, Canada. Cùng với nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới, GS Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể. Anh trình bày công trình mà anh vừa cùng GS Gérard Laumon hoàn thành và công bố trên mạng Internet.


GS Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Oberwolfach năm 2007 (lễ trao giải diễn ra đầu năm 2008) ở Đức.
Đó là công trình 100 trang về Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita, giải quyết một trở ngại lớn trên con đường phát triển lý thuyết tự đẳng cấu (automorphic forms theory), dần dần thực hiện Chương trình Langlands.
Trước Hội nghị Canada, anh nhận được bức thư điện tử của James Carlson, Chủ tịch Viện Toán học Clay, viết:
“Giáo sư Ngô thân mến,
Tôi vui mừng báo để ông biết: Viện Toán học Clay vừa chọn ông và ông Gérard Laumon là hai người được tặng Giải thưởng Nghiên cứu Clay sẽ trao vào ngày 5/11/2004 tại Cambridge, bang Massachusetts, trong phiên họp hằng năm của viện. Mục đích của giải thưởng này là để công nhận công trình nghiên cứu chung của hai ông về bổ đề cơ bản. Năm ngoái, hai người nhận giải thưởng là Richard Hamilton và Terry Tao. Năm trước, giải thưởng đã được trao cho Manindra Agrawal và Oded Schramm.
Hội đồng Cố vấn của Viện chúng tôi, gồm các ông James Carlson, Simon Donaldson, Gregory Margulis, Richard Melrose, Yum-Tong Siu, Andrew Wiles, gửi lời chúc mừng hai ông.
Tôi muốn hỏi ý kiến ông về những gì mà viện chúng tôi có thể giúp ông và ông Laumon trong nghiên cứu vào năm tới. Phạm vi giúp đỡ khá rộng, hai ông có thể tuỳ ý lựa chọn, bao gồm cả phí tổn những chuyến đi ra nước ngoài của hai ông và những người mà hai ông muốn cộng tác, hoặc để tổ chức hội thảo chuyên đề...
Tôi cũng muốn mời ông dự cuộc họp của viện chúng tôi tại Cambridge vào thứ sáu 5/11 để nhận giải thưởng. Viện sẽ trả mọi phí tổn đi lại, lưu trú và các khoản chi tiêu hằng ngày. Nếu ông muốn kéo dài chuyến đi ngoài thời gian dự cuộc họp, trước hoặc sau, chẳng hạn để nói chuyện với các nhà toán học tại đây hoặc tại những nơi khác, chúng tôi sẵn lòng thanh toán mọi chi phí.
Tôi cũng viết thư cho ông Laumon để thông báo với ông ấy về giải thưởng và mời ông ấy đến dự cuộc họp để cùng nhận giải thưởng với ông. Chúng tôi cũng mời ông ấy nói chuyện về công trình mà ông ấy và ông đã hoàn thành về bổ đề cơ bản.
Tôi chờ đợi để sớm được nói chuyện với ông. Chúng ta có thể thoả thuận về thời gian tôi gọi điện cho ông?
Rất chân thành,
Jim Carlson
Chủ tịch Viện Toán học Clay”
Suýt không đến nhận giải được vì hộ chiếu
Sau khi kết thúc hội nghị ở Viện Fields, Ngô Bảo Châu trở về vùng Plaiseau, xanh ngắt những ngọn đồi thông, mênh mông những cánh đồng kiều mạch ở ngoại thành Paris, nơi anh sống cùng vợ - chị Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái cùng lớp từ thời còn học cấp II chuyên toán Trưng Vương - và ba cô con gái nhỏ. Hộ chiếu sắp hết hạn. Anh phải đến ngay Đại sứ quán Việt Nam tại Paris để xin gia hạn, điều này không khó. Nhưng rồi, sau đó, liệu có còn đủ thời gian để làm thị thực nhập cảnh vào Mỹ không?
Mấy năm gần đây, do quá lo sợ khủng bố, việc xét cấp visa cho công dân các nước Á, Phi vào Mỹ thường kéo dài cả tháng. Anh Châu sang Pháp học từ năm 1990, không phải do tiền Nhà nước ta cấp, không bị ràng buộc bởi lời cam kết phải trở về nước phục vụ. Sống và làm việc tại Paris đã gần 15 năm, thế mà, do đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, anh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, mang cuốn hộ chiếu phổ thông bìa xanh, cho dù điều ấy lắm khi gây phiền hà cho anh, chẳng hạn trong việc xin visa vào Mỹ. Anh định nhờ G. Laumon thay mặt cho cả hai người sang Cambridge nhận Giải thưởng Nghiên cứu Clay. Bởi vì, G. Laumon mang hộ chiếu Pháp, sang Mỹ đâu có cần visa!
Đang gần như hết hy vọng, bỗng anh được biết: Viện Toán học Clay đã nhờ Thượng nghị sĩ E. Kennedy can thiệp, gọi điện thẳng từ Boston sang Paris cho Đại sứ quán Mỹ.
Thế là, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, anh nhận được visa!
Lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Clay năm 2004 diễn ra giản dị mà trọng thể trong phiên họp hằng năm của Viện Toán học Clay, tại giảng đường Đại học Harvard (Mỹ) ngày 5/11/2004. Cho tới hôm ấy, chỉ mới có 12 nhà toán học trên thế giới được tặng giải thưởng này.
Năm 2005, Nhà nước ta đã đặc cách công nhận chức danh Giáo sư kiêm chức cho Tiến sĩ khoa học Ngô Bảo Châu. Anh trở thành vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam, 33 tuổi.
Còn Giáo sư Gérard Laumon, sau khi nhận Giải thưởng Nghiên cứu Clay, đã được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Thêm 2 lần được thế giới vinh danh
Sau khi nhận Giải thưởng Clay ở Mỹ, Ngô Bảo Châu còn được tặng Giải thưởng Oberwolfach (Oberwolfach Prize) ở CHLB Đức. Đây là giải thưởng toán học ba năm mới tặng một lần cho một hoặc hai nhà toán học dưới 36 tuổi có công trình đặc biệt xuất sắc ở châu Âu.
Giải thưởng Oberwolfach (Oberwolfach Prize) năm 2007 dành cho một mình Ngô Bảo Châu, do công trình nổi bật 188 trang về đại số và lý thuyết số (algebra and number theory). Giải do Quỹ Oberwolfach và Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach ở Đức trao tặng.
Công trình mới của nhà toán học mang quốc tịch Việt Nam làm việc tại Đại học Orsay (tức Đại học Paris-Sud) nhằm giải quyết trọn vẹn Bổ đề cơ bản theo phỏng đoán của Langlands và Shelstad (the conjecture of Langlands and Shelstad).
Với những chứng minh xác đáng, Ngô Bảo Châu được thừa nhận là chuyên gia dẫn đầu ở nơi gặp gỡ giữa hình học đại số và lý thuyết các dạng tự đẳng cấu. Nếu năm 2004, cùng G. Laumon, Ngô Bảo Châu mới giải quyết Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita; thì giờ đây, anh đưa ra lời giải cho các trường hợp khái quát hơn.
Đọc diễn văn ca ngợi (laudatory speech) tại buổi lễ trao giải thưởng được tổ chức vào đầu năm 2008, GS Rapoport coi công trình mới của Ngô Bảo Châu là “một thành tựu sáng chói” (a brilliant achievement). Sau đó, GS Ngô Bảo Châu còn nhận được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Đánh giá về thành công của Ngô Bảo Châu, GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn:
“Đầu năm 2004, Ngô Bảo Châu và GS G. Laumon đã làm nên “một quả bom tấn” khi công bố kết quả đột phá về Bổ đề cơ bản trong Chương trình Langlands, gây tiếng vang lớn trong giới toán học thế giới. Với kết quả ấy, anh và GS Laumon được tặng Giải thưởng Clay danh giá; anh được mời làm giáo sư Đại học Paris-Nam (Université Paris-Sud).
Năm 2007, anh lại gây xôn xao khi giải quyết hoàn toàn Bổ đề cơ bản. Với những thành công như thế, anh được Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton của Mỹ, nơi tập trung rất nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, mời sang làm việc dài hạn.”
GS Ngô Việt Trung kết luận:“Chúng ta có cơ sở để hy vọng anh Ngô Bảo Châu được tặng một trong những giải thưởng cao quý nhất của toán học là Huy chương Fields (Fields Medal).”
Còn GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Université de Toulouse), Pháp, thì nhận xét: “Nếu chúng ta có thể tự hào về trống đồng, thì cũng có thể tự hào về một người Việt Nam đạt được thành tựu toán học nổi tiếng thế giới như GS Ngô Bảo Châu.”

Hàm Châu
Từ khi được thông báo về giải thưởng Fields, tức là cách đây vài tháng cho đến ngày hôm qua, là một khoảng thời gian đây lo âu đối với tôi. Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước. Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của mình sẽ bị người khác xâm phạm.
Từ ngày hôm qua, tôi nhận được rất nhiều lời chúc mừng. Những lời chúc mừng chân thành của bạn quen và bạn không quen đã làm tan đi cái nỗi lo lớn. Xin nói lời cảm ơn chung bây giờ trước khi viết thư cảm ơn riêng đến từng người.
Từ ngày hôm qua, nỗi lo lớn đã trở thành niềm vui lớn. Nó là sự tự hào đã được nhân lên trong trái tim của triệu con người. Tôi chỉ mong ước một cách chân thành là nó sẽ ở lại trong trái tim bạn như một niềm tin nho nhỏ, được giữ gìn cẩn thận. Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.
Tôi cũng muốn tin rằng giải thưởng Fields sẽ đánh dấu một bước ngoặt, sẽ đem đến một luồng gió mới cho khoa học và giáo dục đại học ở nước ta. Cá nhân tôi quá bé nhỏ so với một dự kiến lớn như vậy. Nhưng bên cạnh bao nhiêu yếu kém, trì trệ, bảo thủ, tôi còn thấy những người lớn tận tụy vì khoa học, những bạn trẻ tràn trể niềm say mê khoa học. Hy vọng chúng ta sẽ đi cùng một con đường.
Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân (Hiệp và Hoàng Anh). Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi. Đừng vì một niềm vui bột phát mà làm mất đi những gì quí nhất.
Chuyển sang mục giải thích thắc mắc :
1. Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lẩm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn.
2. Ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các c
Về Đầu Trang Go down
https://a1-trandainghia.forumvi.com
 
NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 1
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 2
» ÔN THI TN PHẦN 1
» ÔN THI TN PHẦN 2
» ÔN THI TN PHẦN 3
» ôn thi 12 phần 1

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
a1- nơi đong đầy tình bạn :: Your first category :: góc học tâp :: toán học :: thế giới toán học-
Chuyển đến