a1- nơi đong đầy tình bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

a1- nơi đong đầy tình bạn

good
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 2

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 164
Join date : 18/09/2011
Đến từ : TÂY NINH

NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 2   NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 2 I_icon_minitimeThu Oct 06, 2011 12:34 pm

Chia sẻ
Ngô Bảo Châu, một tinh hoa toán học
Rất nhiều người tiên đoán Ngô Bảo Châu sẽ nhận được huân chương Fields - được xem như là Nobel Toán học - ngày 19/8 sắp tới. Nếu đúng như vậy thì đây là niềm hãnh diện cho anh và nhất là niềm tự hào cho đất nước Việt Nam.
>> “Nếu được nhận giải thưởng Fields, tôi sẽ dành tặng học sinh nghèo”
>> Giáo sư Ngô Bảo Châu: "Tôi đã có một đêm khủng khiếp nhất..."
Từ trước đến nay một số nhà khoa học Việt Nam, với những thành tựu của mình, đã gây được một số tiếng vang nhất định trong cộng đồng khoa học thế giới. Gần đây, từ đầu thiên niên kỷ 2000, nhiều nhà khoa học Việt Nam, đa số còn trẻ (tuổi trên dưới 40), ở rải rác khắp năm châu, đã tỏa sáng trong lĩnh vực của mình và nhận nhiều giải thưởng khoa học giá trị.

Tuy nhiên chưa một ai thật sáng chói, được xem là tinh hoa trong ngành, và cũng chưa một ai nhận được giải thưởng cao quý nhất, như giải Nobel chẳng hạn. Mãi cho đến những năm gần đây, một nhà khoa học trẻ Việt Nam đã ngày càng tỏa sáng trong lĩnh vực toán học, được xem là một trong những người ưu tú nhất hiện nay trong ngành: Ngô Bảo Châu.


GS. Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Từ Lương)

Fields - Nobel toán học

Được mệnh danh là nữ hoàng của khoa học thuần túy, toán hiện diện khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong mọi ngành khoa học. Đặc biệt nếu không có toán, thì vật lý và hóa học không thể có những bước đi “khủng” từ hơn một thế kỷ nay. Xuất hiện từ năm 1936, giải thưởng Fields là phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán, mà sở hữu chủ là Hiệp hội toán học quốc tế (IMU - International Mathematical Union), một hiệp hội của cộng đồng toán học thế giới. Hai giải Nobel và Fields có vài tương đồng nhưng đồng thời cũng nhiều dị biệt. Hầu như mọi người đều đồng ý đây là hai giải thưởng cao quý nhất trong ngành, vì thế cộng đồng khoa học thường đánh giá Fields là Nobel của toán học.

Ngoài ra, hai giải này chỉ dành cho những người còn sống. Nếu có một nhà khoa học nào đó qua đời, những thành tựu của họ sẽ không bao giờ được xem xét đến dù rất lỗi lạc. Khi nói đến những dị biệt, đầu tiên người ta nghĩ ngay đến giới hạn về tuổi tác của giải Fields: chỉ tặng cho những tài năng trẻ, tuổi dưới 40. Sự kiện này đã gây một số thiệt thòi cho những tài năng nở muộn. Trong khi đó giải Nobel lại không bị giới hạn về tuổi tác. Cảnh tượng những nhà khoa học về chiều nhận Nobel cho những thành tựu từ hàng chục năm trước (mà bây giờ người ta mới thấy được giá trị đích thực của nó) rất thường xảy ra.

Một sự khác biệt quan trọng khác: Nobel được tặng hàng năm trong khi Fields cứ mỗi bốn năm. Vì cứ mỗi bốn năm và chỉ dành cho những nhà toán học trẻ cho nên sự chọn lọc rất gắt gao, và nếu “lỡ chuyến tàu” thì chưa chắc đã có dịp may thứ hai. Để bù lại, giải Fields được cấp cho nhiều người, từ 2 - 4, cho những ngành hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó mỗi giải Nobel tối đa chỉ ba người, và cũng chỉ trên một đề tài duy nhất. Ngoài ra về phương diện tài chính, người nhận giải Fields được tặng khoảng 15.000 USD, chỉ khoảng hơn 1% của giải Nobel (khoảng 1,4 triệu USD).

Sự khác biệt lớn lao này không làm giảm giá trị của giải Fields. Trong thực tế, nếu lấy tài chính là thước đo của sự thành đạt, là mục tiêu trong cuộc sống, không ai dấn thân vào lĩnh vực khoa học cả. Niềm tự hào, sự sung sướng của nhà khoa học là thỏa mãn óc tìm tòi, thấy được kết quả của công sức mình, được cống hiến cho khoa học, cho nhân loại những thành tựu của mình. Hào quang khi nhận một vinh dự cao quý nào đó chỉ là hệ luận tất yếu của tài năng khi đạt đến đỉnh cao mà thôi.

Năm nay giải Fields sẽ được công bố vào ngày thứ năm 19/8 tới đây, ngày mở đầu Hội nghị toán học thế giới (ICM - International Congress of Mathematicians) được tổ chức tại Hyderabad (Ấn Độ), từ 19 đến 27/8. ICM là hội nghị lớn nhất thế giới về toán, được tổ chức mỗi bốn năm. Theo tin hành lang, năm nay sẽ có bốn người nhận giải Fields.


GS. Ngô Bảo Châu (bên phải) và gia đình tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) ngày 13/8, trước giờ lên đường sang Ấn Độ dự hội nghị Toán học thế giới. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Hành trình của một tài năng

Sinh năm 1972 tại Hà Nội, xuất thân từ một gia đình khoa học (cha là giáo sư về cơ học chất lỏng tại viện Cơ học Việt Nam, mẹ là phó giáo sư tại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Việt Nam), Ngô Bảo Châu đã sớm phát huy năng khiếu toán của mình. Anh là học sinh Việt Nam đầu tiên hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế, năm 1988 tại Canberra (Úc) với điểm tối đa 42/42 khi học lớp 11 và năm 1989 tại Brunswick (Cộng hòa Liên bang Đức) khi học lớp 12.

Đây là lần đầu mà cũng là lần cuối Ngô Bảo Châu đến thật gần giải Fields, vì 4 năm trước (2006) anh chưa đủ bề dầy cần thiết và bốn năm sau (2014) thì đã quá tứ tuần, vượt quy định về tuổi tác của Fields.
Dù là đứa con duy nhất trong gia đình, tuy nhiên cha mẹ không nuông chiều anh thái quá, tác phong khoa học của gia đình đã rèn luyện tư duy anh ngay từ thuở thiếu thời. Tuổi thơ của anh cũng giống như bao trẻ thơ ngoan khác, ngoài giờ học anh giúp gia đình trong việc nhà, dành nhiều thời gian đọc sách, chơi nhạc hay tham gia cùng bạn bè những trò chơi hữu ích: đá banh, cờ tướng…

Được học bổng của chính phủ Pháp, Châu bắt đầu cuộc đời sinh viên tại Université de Paris VI ở tuổi 18. Năm 1992, Châu đậu vào trường Đại học sư phạm (ENS, Ecole normale supérieure) ở Paris. ENS là lò đào tạo nhiều nhân tài không chỉ riêng cho nước Pháp, một số nhân tài lỗi lạc của Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm,… cũng xuất thân từ ngôi trường danh tiếng nầy. Châu bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1997 tại Université de Paris XI. Là nhân viên của Trung tâm quốc gia khoa học (CNRS - Centre National de la Recherche Scientifique) tại Université de Paris XIII từ 1998, anh đã bảo vệ Habilitation à diriger des recherches (HDR, tương đương với tiến sĩ khoa học) năm 2003 tại đây.

Vừa xong HDR không bao lâu, đầu năm 2004, khi tuổi chưa đến 32, Châu được hai trường đại học danh tiếng mời làm giáo sư: Université de Paris VI và Université de Paris XI. Vì muốn được làm chung với Gérard Laumon, một viện sĩ và cũng là giáo sư hướng dẫn khi làm luận án tiến sĩ trước đó, Châu trở thành giáo sư ở Paris XI. Cùng năm đó, Gérard Laumon và Châu nhận giải thưởng Clay, một giải thưởng danh giá của viện Toán Clay (Mỹ) nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands ”. Qua năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Năm 2007, anh nhận được giải thưởng của viện Nghiên cứu toán học Oberwolfach (Đức) dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu. Cũng từ 2007, anh công tác thêm với viện Nghiên cứu tiên tiến (Institute for Advanced Study) ở đại học Princeton (New Jersey, Mỹ), một đại học hàng đầu của Mỹ. Năm 2008 anh giành giải thưởng Sophie Germain của viện Hàn lâm Pháp về toàn bộ công trình nghiên cứu của mình.

Ứng viên sáng giá giải Fields 2010

Tổng kết tình hình khoa học trong năm 2009, tuần báo Time với lượng xuất bản hàng chục triệu mỗi số - trong số ra ngày 9/12/2009 đã xếp công trình của Ngô Bảo Châu về “Bổ đề cơ bản” (Fundamental Lemma) là một trong 10 khám phá khoa học nổi bật trong năm 2009. Công trình này là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langlands - một chương trình toán học lớn đầy tham vọng và cách mạng nhằm thống nhất hai ngành, thuyết về số (number theory) và thuyết về nhóm (group theory) - của nhà toán học Robert Langlands vào năm 1979.

Sau khi kiểm chứng, cộng đồng toán học thế giới kết luận rằng chứng minh của Châu về “Bổ đề cơ bản” trong trường hợp tổng quát là hoàn toàn chính xác. Việc tìm ra lời giải cho “bài toán 30 năm” này giúp cho giới toán học thở phào nhẹ nhõm, vì trước đó nhiều nhà toán học giỏi chỉ mới giải được những bài toán nhỏ của bổ đề nầy mà thôi.

Bài báo của Time đã đưa tên tuổi Ngô Bảo Châu, vốn đã rất nổi tiếng trong chuyên ngành, đến với quảng đại quần chúng ở khắp năm châu. Và nhờ vào công trình lẫy lừng này anh trở thành một ứng viên rất sáng giá của giải Fields 2010. Theo sự nhận xét của nhiều người, với thành tựu như thế, Châu gần như đương nhiên sẽ được giải, nếu bị trượt mới là chuyện lạ. Và đây là lần đầu mà cũng là lần cuối Ngô Bảo Châu đến thật gần giải Fields, vì 4 năm trước (2006) anh chưa đủ bề dầy cần thiết và bốn năm sau (2014) thì đã quá tứ tuần, vượt quy định về tuổi tác của Fields.

Hiện nay Ngô Bảo Châu đã nhận lời làm giáo sư tại đại học Chicago (Mỹ) từ tháng 9/2010. Anh đã lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái cùng chuyên toán thời phổ thông, và có ba cô con gái. Gia đình là nơi giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần và tình cảm với việc nghiên cứu khoa học.

***

Dù sao thì hiện nay Ngô Bảo Châu đã là một ngôi sao lấp lánh trên vòm trời toán học thế giới, dù nhận được giải Fields hay không. Tuy nhiên nếu được trao giải, anh sẽ là người Việt Nam đầu tiên nhận được huy chương cao quý này. Cho đến 2006, trong suốt 70 năm hiện hữu (1936 - 2006), chỉ có 50 nhà toán học nhận được giải Fields, trong đó có ba người xuất thân từ châu Á: hai người Nhật và một người Mỹ gốc Trung Hoa. Được mời làm báo cáo viên toàn thể tại ICM, mọi người xem điều này như là một dấu hiệu rõ ràng nhất anh sẽ nhận được Fields 2010.

Cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác, tôi kỳ vọng rất nhiều vào Ngô Bảo Châu, tin chắc chỉ vài ngày nữa anh sẽ làm rạng danh Tổ quốc Việt Nam trong lĩnh vực khoa học.

Tiến sĩ khoa học Võ Thành Dũng (Paris)
Theo SGTT
Ngô Bảo Châu, một tinh hoa toán học
Rất nhiều người tiên đoán Ngô Bảo Châu sẽ nhận được huân chương Fields - được xem như là Nobel Toán học - ngày 19/8 sắp tới. Nếu đúng như vậy thì đây là niềm hãnh diện cho anh và nhất là niềm tự hào cho đất nước Việt Nam.
>> “Nếu được nhận giải thưởng Fields, tôi sẽ dành tặng học sinh nghèo”
>> Giáo sư Ngô Bảo Châu: "Tôi đã có một đêm khủng khiếp nhất..."
Từ trước đến nay một số nhà khoa học Việt Nam, với những thành tựu của mình, đã gây được một số tiếng vang nhất định trong cộng đồng khoa học thế giới. Gần đây, từ đầu thiên niên kỷ 2000, nhiều nhà khoa học Việt Nam, đa số còn trẻ (tuổi trên dưới 40), ở rải rác khắp năm châu, đã tỏa sáng trong lĩnh vực của mình và nhận nhiều giải thưởng khoa học giá trị.

Tuy nhiên chưa một ai thật sáng chói, được xem là tinh hoa trong ngành, và cũng chưa một ai nhận được giải thưởng cao quý nhất, như giải Nobel chẳng hạn. Mãi cho đến những năm gần đây, một nhà khoa học trẻ Việt Nam đã ngày càng tỏa sáng trong lĩnh vực toán học, được xem là một trong những người ưu tú nhất hiện nay trong ngành: Ngô Bảo Châu.


GS. Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Từ Lương)

Fields - Nobel toán học

Được mệnh danh là nữ hoàng của khoa học thuần túy, toán hiện diện khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong mọi ngành khoa học. Đặc biệt nếu không có toán, thì vật lý và hóa học không thể có những bước đi “khủng” từ hơn một thế kỷ nay. Xuất hiện từ năm 1936, giải thưởng Fields là phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán, mà sở hữu chủ là Hiệp hội toán học quốc tế (IMU - International Mathematical Union), một hiệp hội của cộng đồng toán học thế giới. Hai giải Nobel và Fields có vài tương đồng nhưng đồng thời cũng nhiều dị biệt. Hầu như mọi người đều đồng ý đây là hai giải thưởng cao quý nhất trong ngành, vì thế cộng đồng khoa học thường đánh giá Fields là Nobel của toán học.

Ngoài ra, hai giải này chỉ dành cho những người còn sống. Nếu có một nhà khoa học nào đó qua đời, những thành tựu của họ sẽ không bao giờ được xem xét đến dù rất lỗi lạc. Khi nói đến những dị biệt, đầu tiên người ta nghĩ ngay đến giới hạn về tuổi tác của giải Fields: chỉ tặng cho những tài năng trẻ, tuổi dưới 40. Sự kiện này đã gây một số thiệt thòi cho những tài năng nở muộn. Trong khi đó giải Nobel lại không bị giới hạn về tuổi tác. Cảnh tượng những nhà khoa học về chiều nhận Nobel cho những thành tựu từ hàng chục năm trước (mà bây giờ người ta mới thấy được giá trị đích thực của nó) rất thường xảy ra.

Một sự khác biệt quan trọng khác: Nobel được tặng hàng năm trong khi Fields cứ mỗi bốn năm. Vì cứ mỗi bốn năm và chỉ dành cho những nhà toán học trẻ cho nên sự chọn lọc rất gắt gao, và nếu “lỡ chuyến tàu” thì chưa chắc đã có dịp may thứ hai. Để bù lại, giải Fields được cấp cho nhiều người, từ 2 - 4, cho những ngành hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó mỗi giải Nobel tối đa chỉ ba người, và cũng chỉ trên một đề tài duy nhất. Ngoài ra về phương diện tài chính, người nhận giải Fields được tặng khoảng 15.000 USD, chỉ khoảng hơn 1% của giải Nobel (khoảng 1,4 triệu USD).

Sự khác biệt lớn lao này không làm giảm giá trị của giải Fields. Trong thực tế, nếu lấy tài chính là thước đo của sự thành đạt, là mục tiêu trong cuộc sống, không ai dấn thân vào lĩnh vực khoa học cả. Niềm tự hào, sự sung sướng của nhà khoa học là thỏa mãn óc tìm tòi, thấy được kết quả của công sức mình, được cống hiến cho khoa học, cho nhân loại những thành tựu của mình. Hào quang khi nhận một vinh dự cao quý nào đó chỉ là hệ luận tất yếu của tài năng khi đạt đến đỉnh cao mà thôi.

Năm nay giải Fields sẽ được công bố vào ngày thứ năm 19/8 tới đây, ngày mở đầu Hội nghị toán học thế giới (ICM - International Congress of Mathematicians) được tổ chức tại Hyderabad (Ấn Độ), từ 19 đến 27/8. ICM là hội nghị lớn nhất thế giới về toán, được tổ chức mỗi bốn năm. Theo tin hành lang, năm nay sẽ có bốn người nhận giải Fields.


GS. Ngô Bảo Châu (bên phải) và gia đình tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) ngày 13/8, trước giờ lên đường sang Ấn Độ dự hội nghị Toán học thế giới. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Hành trình của một tài năng

Sinh năm 1972 tại Hà Nội, xuất thân từ một gia đình khoa học (cha là giáo sư về cơ học chất lỏng tại viện Cơ học Việt Nam, mẹ là phó giáo sư tại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Việt Nam), Ngô Bảo Châu đã sớm phát huy năng khiếu toán của mình. Anh là học sinh Việt Nam đầu tiên hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế, năm 1988 tại Canberra (Úc) với điểm tối đa 42/42 khi học lớp 11 và năm 1989 tại Brunswick (Cộng hòa Liên bang Đức) khi học lớp 12.

Đây là lần đầu mà cũng là lần cuối Ngô Bảo Châu đến thật gần giải Fields, vì 4 năm trước (2006) anh chưa đủ bề dầy cần thiết và bốn năm sau (2014) thì đã quá tứ tuần, vượt quy định về tuổi tác của Fields.
Dù là đứa con duy nhất trong gia đình, tuy nhiên cha mẹ không nuông chiều anh thái quá, tác phong khoa học của gia đình đã rèn luyện tư duy anh ngay từ thuở thiếu thời. Tuổi thơ của anh cũng giống như bao trẻ thơ ngoan khác, ngoài giờ học anh giúp gia đình trong việc nhà, dành nhiều thời gian đọc sách, chơi nhạc hay tham gia cùng bạn bè những trò chơi hữu ích: đá banh, cờ tướng…

Được học bổng của chính phủ Pháp, Châu bắt đầu cuộc đời sinh viên tại Université de Paris VI ở tuổi 18. Năm 1992, Châu đậu vào trường Đại học sư phạm (ENS, Ecole normale supérieure) ở Paris. ENS là lò đào tạo nhiều nhân tài không chỉ riêng cho nước Pháp, một số nhân tài lỗi lạc của Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm,… cũng xuất thân từ ngôi trường danh tiếng nầy. Châu bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1997 tại Université de Paris XI. Là nhân viên của Trung tâm quốc gia khoa học (CNRS - Centre National de la Recherche Scientifique) tại Université de Paris XIII từ 1998, anh đã bảo vệ Habilitation à diriger des recherches (HDR, tương đương với tiến sĩ khoa học) năm 2003 tại đây.

Vừa xong HDR không bao lâu, đầu năm 2004, khi tuổi chưa đến 32, Châu được hai trường đại học danh tiếng mời làm giáo sư: Université de Paris VI và Université de Paris XI. Vì muốn được làm chung với Gérard Laumon, một viện sĩ và cũng là giáo sư hướng dẫn khi làm luận án tiến sĩ trước đó, Châu trở thành giáo sư ở Paris XI. Cùng năm đó, Gérard Laumon và Châu nhận giải thưởng Clay, một giải thưởng danh giá của viện Toán Clay (Mỹ) nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands ”. Qua năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Năm 2007, anh nhận được giải thưởng của viện Nghiên cứu toán học Oberwolfach (Đức) dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu. Cũng từ 2007, anh công tác thêm với viện Nghiên cứu tiên tiến (Institute for Advanced Study) ở đại học Princeton (New Jersey, Mỹ), một đại học hàng đầu của Mỹ. Năm 2008 anh giành giải thưởng Sophie Germain của viện Hàn lâm Pháp về toàn bộ công trình nghiên cứu của mình.

Ứng viên sáng giá giải Fields 2010

Tổng kết tình hình khoa học trong năm 2009, tuần báo Time với lượng xuất bản hàng chục triệu mỗi số - trong số ra ngày 9/12/2009 đã xếp công trình của Ngô Bảo Châu về “Bổ đề cơ bản” (Fundamental Lemma) là một trong 10 khám phá khoa học nổi bật trong năm 2009. Công trình này là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langlands - một chương trình toán học lớn đầy tham vọng và cách mạng nhằm thống nhất hai ngành, thuyết về số (number theory) và thuyết về nhóm (group theory) - của nhà toán học Robert Langlands vào năm 1979.

Sau khi kiểm chứng, cộng đồng toán học thế giới kết luận rằng chứng minh của Châu về “Bổ đề cơ bản” trong trường hợp tổng quát là hoàn toàn chính xác. Việc tìm ra lời giải cho “bài toán 30 năm” này giúp cho giới toán học thở phào nhẹ nhõm, vì trước đó nhiều nhà toán học giỏi chỉ mới giải được những bài toán nhỏ của bổ đề nầy mà thôi.

Bài báo của Time đã đưa tên tuổi Ngô Bảo Châu, vốn đã rất nổi tiếng trong chuyên ngành, đến với quảng đại quần chúng ở khắp năm châu. Và nhờ vào công trình lẫy lừng này anh trở thành một ứng viên rất sáng giá của giải Fields 2010. Theo sự nhận xét của nhiều người, với thành tựu như thế, Châu gần như đương nhiên sẽ được giải, nếu bị trượt mới là chuyện lạ. Và đây là lần đầu mà cũng là lần cuối Ngô Bảo Châu đến thật gần giải Fields, vì 4 năm trước (2006) anh chưa đủ bề dầy cần thiết và bốn năm sau (2014) thì đã quá tứ tuần, vượt quy định về tuổi tác của Fields.

Hiện nay Ngô Bảo Châu đã nhận lời làm giáo sư tại đại học Chicago (Mỹ) từ tháng 9/2010. Anh đã lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái cùng chuyên toán thời phổ thông, và có ba cô con gái. Gia đình là nơi giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần và tình cảm với việc nghiên cứu khoa học.

***

Dù sao thì hiện nay Ngô Bảo Châu đã là một ngôi sao lấp lánh trên vòm trời toán học thế giới, dù nhận được giải Fields hay không. Tuy nhiên nếu được trao giải, anh sẽ là người Việt Nam đầu tiên nhận được huy chương cao quý này. Cho đến 2006, trong suốt 70 năm hiện hữu (1936 - 2006), chỉ có 50 nhà toán học nhận được giải Fields, trong đó có ba người xuất thân từ châu Á: hai người Nhật và một người Mỹ gốc Trung Hoa. Được mời làm báo cáo viên toàn thể tại ICM, mọi người xem điều này như là một dấu hiệu rõ ràng nhất anh sẽ nhận được Fields 2010.

Cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác, tôi kỳ vọng rất nhiều vào Ngô Bảo Châu, tin chắc chỉ vài ngày nữa anh sẽ làm rạng danh Tổ quốc Việt Nam trong lĩnh vực khoa học.

Tiến sĩ khoa học Võ Thành Dũng (Paris)
Theo SGTT
Ngô Bảo Châu - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!
Tác giả: ANH MINH
Bài đã được xuất bản.: 19/08/2010 06:30 GMT+7
"Nobel Toán học", giải thưởng Fields đã xướng danh Giáo sư Ngô Bảo Châu. Giấc mơ của triệu triệu người Việt Nam đã thành hiện thực. Bao con tim Việt được vỡ oà trong nỗi vui sướng và niềm tự hào vô bờ, niềm tự hào mang tên Việt Nam!
Không tự hào sao được khi lần đầu tiên, cái tên Việt Nam đã ghi tên mình ngang hàng cùng 48 nhà khoa học khác, trong suốt chiều dài lịch sử 70 năm của giải thưởng Fields, một giải thưởng danh giá như giải Nobel về Toán học, một đỉnh cao vinh quang đối với cộng đồng toán học trên thế giới.
Không tự hào sao được khi lần đầu tiên, trí tuệ Việt Nam đã được thế giới vinh danh ở đỉnh cao khoa học loài người: toán học.
Vinh quang hôm nay, đâu chỉ của riêng Ngô Bảo Châu. Bởi anh đã thực hiện được hoài bão của bao thế hệ những người làm toán, yêu toán của Việt Nam đã và đang mơ một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ vươn tới tầm cao của toán học thế giới.
Có lẽ, hiếm có dân tộc nào lại yêu toán, mê toán như người Việt Nam. Chẳng thế mà, trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh, nhà toán học có ảnh hưởng nhất nửa sau thế kỷ XX Grothendieck khi đến thăm đất nước này đã phải thốt lên: "có một nền toán học Việt Nam thật sự đúng nghĩa ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".
Cả một thế hệ các nhà toán học Việt Nam đã hình thành dưới những mái nhà tranh sơ sài, bên ngọn đèn dầu leo lét những năm bom đạn, đất nước đói khổ nhất.


Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Bùi Tuấn.
Cùng với các bậc đàn anh, các bạn bè bước vào mọi ngã đường đời từ giảng đường, trang sách Toán, chúng tôi từng ôm ấp bao giấc mơ, bao khát vọng nhưng chưa thể tới đích.
Chúng tôi đã trải qua những niềm đam mê giải toán, say mê đọc những bài báo, bài giảng giải tích toán học của cố giáo sư Lê văn Thiêm, những trang giáo trình quy hoạch toán học của giáo sư Hoàng Tụy trong hầm trú ẩn tránh máy bay ở miền bắc những năm chiến tranh, từng sống với những giây phút vui sướng vỡ òa khi lần đầu tiên Hoàng Lê Minh, Vũ Đình Hòa mang huy chương vàng, huy chương bạc đầu tiên cho Việt Nam ở Olympic toán quốc tế tại Đức năm 1974.
Trải qua những ngày khó khăn nhất, phải ăn khoai lang luộc cho đỡ đói trong những đêm mùa đông giá lạnh khi đất nước còn đang trong thời kỳ kinh tế bao cấp ở một trường đại học trên thành phố cao nguyên, vẫn say mê tiếp cận với lý thuyết kỳ dị toán học còn mới mẻ. Trong hoàn cảnh chung của đất nước và những lý do khác nhau, cơ duyên riêng khác nhau của mỗi người, khát vọng trở thành nhà toán học của bao bạn trẻ thông minh, tài năng không thành vì đã phải tìm lối đi khác trong cuộc đời ...
Giờ đây, với các công trình đồ sộ được thế giới toán học ngưỡng mộ và phần thưởng vô cùng lớn lao được giới toán học thế giới xem là hoàn toàn xứng đáng với Ngô Bảo Châu, niềm mơ ước của các thế hệ như chúng tôi như đã được đền đáp, giấc mơ chinh phục đỉnh cao toán học thế giới cho dân tộc ta thực sự đã trở thành hiện thực.
Lúc này, cùng với những người từng học toán hoặc đã và đang làm toán, tất cả hướng về Hội trường Hội nghị Toán học thế giới ở Ấn Độ, tràn đầy niềm tự hào, hạnh phúc và muốn cúi đầu trân trọng những thành quả nhà toán học Ngô Bảo Châu đã đóng góp cho nền toán học của thế giới. Giải thưởng Fields nếu được trao cũng chỉ là sự xác nhận của giới toán học thế giới về các công trình tuyệt vời của Ngô Bảo Châu.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên thật lý thú. Đúng vào ngày tháng này, 65 năm trước, 19/08/1945, dân tộc Việt Nam vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền để trở thành một quốc gia độc lập thì hôm nay 19/08/2010, một người con Việt Nam đã mang về giải thưởng toán học lớn của nhân loại, đem đến niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam.
Sự kiện này là đỉnh cao nhất mà các nhà khoa học Việt Nam đạt được trong lịch sử của mình. Hy vọng rằng, từ hôm nay, những người Việt Nam tự tin hơn ở bản thân mình. Các nhà lãnh đạo ở mọi cấp ở nước ta, cũng từ đó, dám mơ ươc, ngẩng cao đầu để tin rằng Việt nam có thể đạt đến đỉnh cao nhân loại ở nhiều lĩnh vực khác nhau...
Trân trọng trước những công trình và vinh quang to lớn của Ngô Bảo Châu, ta cũng xúc động và kính trọng nhân cách của Ngô Bảo Châu khi anh thể hiện rõ nhân cách trí thức của mình: thẳng thắn, chính trực, có trách nhiệm trước những vấn đề của xã hội, của đất nước, kể cả ý kiến thẳng thắn đó có thể làm cấp này, cấp khác không thực sự hài lòng.
Cuối cùng là những câu hỏi lớn và thiết thực. Làm thế nào để Việt Nam trở thành một nước có nền toán học sánh vai với các nền toán học lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Pháp với những tên tuối và những công trình lớn như nhóm Bourbaki, Konmogorop, Kendưts, David Mumford? Làm thế nào để đất nước Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển những tài năng còn đang nhú mầm hôm nay sẽ đạt đến đỉnh cao như Ngô Bảo Châu trong tương lai? Câu hỏi này cần sự trả lời từ mọi người Việt Nam nhưng có lẽ trước hết ở những nhà lãnh đạo.
Chính phủ mời Giáo sư Ngô Bảo Châu về nước làm việc


Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu tại nhà
Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành.
Chiều 8/8, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới, người góp phần làm rạng danh tên tuổi đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Phó Thủ tướng, Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu. Thay mặt Chính phủ và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới.
Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội trong một gia đình truyền thống. Bố anh là Giáo sư Tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn, chuyên ngành Cơ học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam, hiện đã nghỉ hưu. Mẹ anh là Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, chuyên ngành Hoá dược, hiện là Hiệu phó Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Hội đồng chức danh Nhà nước thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường trung học cơ sở Trưng Vương. Ngay khi mới 16 – 17 tuổi, đang học tại khối chuyên toán trường THPT chuyên thuộc trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Bảo Châu đã 2 lần liên tiếp giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (năm 1988 và 1989). Sau đó, Ngô Bảo Châu theo học tại Trường Sư phạm École Normale Supérieure (Pháp).
Năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao tặng Giải Nghiên cứu Clay của Viện toán học Clay cùng với Gerard Laumon vì đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita.

Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách cho phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam.
Năm 2008 , anh đưa lên arxiv một chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Năm 2009, kết quả chứng minh bộ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất thế giới năm 2009.


GS Ngô Bảo Châu cùng bố mẹ và 2 con ở Mỹ
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị Toán học Thế giới tổ chức vào tuần tới ở Ấn Độ.
Ngô Bảo Châu đã là Giáo sư Toán tại Đại học Paris 11 và làm việc tại Viện nghiên cứu Princeton, New Jersey. Từ 1/9/2010, anh sẽ làm giáo sư tại khoa Toán trường đại học Chicago (Hoa Kỳ)./.
GS Ngô Bảo Châu: Giản dị, nhân hậu và si tình
Đó là nhận xét của người bạn thân GS Ngô Bảo Châu - hiện là phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Vinashin.

Dưới đây là chia sẻ của anh Hoàng Gia Hiệp - một trong những người bạn thân nhất của Giáo sư Ngô Bảo Châu - hiện là phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin.



Tổng thống Ấn Độ - bà Pratibha Patil trao giải thưởng Fields
cho Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán

Chúng tôi cùng học với nhau hai năm cấp hai ở Trường Trưng Vương, là học sinh lớp chuyên toán. Lớp chúng tôi là khóa cuối cùng do thầy giáo Tôn Thân, một thầy giáo dạy toán nổi tiếng lúc bấy giờ, giảng dạy và chủ nhiệm.

Thời đó, các lớp chuyên toán cấp 1 và 2 của thành phố được tổ chức theo quận, bắt đầu từ năm lớp 4. Riêng Bảo Châu học cấp 1 ở trường Thực Nghiệm, đến cấp hai mới vào lớp. Năm lớp 6, Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng (dân chuyên toán chúng tôi từ bé đã tôn thờ học giỏi, kính trọng thật chứ không phải khách sáo) và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò.


Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát. Phải lên Phòng Hội đồng của trường làm kiểm điểm, cậu ấy bảo tôi đổi dép cho cậu ấy, vì sợ nhỡ bị nhà trường thu dép thì mất đôi dép cao su đỡ tiếc hơn đôi dép nhựa.

Sau đó, anh Bò đòi bằng được bố mẹ đổi dép cao su cho giống các bạn.
Ngoài ném ống bơ, chúng tôi cùng nhau đá cầu, đá bóng. Châu đá cầu giỏi (nhưng không bằng tôi), còn đá bóng thì dở.
Tôi chịu ảnh hưởng nhiều của Bảo Châu về âm nhạc, lúc đầu chúng tôi nghe Romina Power, nghe Paul Simon & Garfunkel, sau chuyển sang The Beatles, rồi Rolling Stones, Bob Dylan, Pink Floyd, rồi Queen. Sau này, Châu nghe Jimmi Hendrix, anh bảo đây là cây ghita số một thế giới, thì tôi không theo được nữa.
Nhờ Châu, tôi đã đỗ trường Amsterdam

Kỷ niệm đẹp nhất của chúng tôi là năm đầu cấp 3, chúng tôi có ba anh em thân nhau nhất trong lớp là Châu, tôi và anh Hoàng, bây giờ làm bên World Bank (sau này tôi mới biết còn một người nữa là Bảo Thanh - vợ Châu bây giờ).
Hồi đó, hết cấp hai, Bảo Châu thi đỗ vào Khối trung học phổ thông Chuyên của Đại học Tổng hợp, Hoàng vào Amsterdam, còn tôi thì thi trượt, học ở trường Trung học phổ thông Hoàn Kiếm.

Thế nhưng chúng tôi lại gần gũi nhau hơn. Châu và Hoàng đã cố gắng động viên, kèm cặp bài vở và giúp tôi “phục thù” thi lại chuyên Toán trường Amsterdam. Điều kiện cần khi đó là phải đạt được giải toán của thành phố, phải cạnh tranh với những người giỏi nhất trường Amsterdam. Và với sự giúp đỡ của Châu và Hoàng, năm lớp 11, tôi đàng hoàng bước vào lớp chuyên toán Amsterdam với số điểm cao nhất.



Ngô Bảo Châu ngày là học sinh lớp chuyên Toán
trường ĐH Tổng hợp.
Đó là những ngày tháng đẹp nhất, chúng tôi cùng nhau học tập, cùng nhau nghe nhạc và cùng mơ ước. Khi đó, chúng tôi đã nói với nhau về Fields.
Vào lại được Amsterdam rồi thì tôi lại dở chứng, thích chơi hơn học, suýt nữa còn bị đuổi khỏi trường. Ngoài mặt, Châu nghiêm khắc phê bình, nhưng sau này, qua ông Hân (ông ngoại của Châu), tôi biết lúc đó anh đã khóc vì thương tôi.

Tôi nhớ hồi đó, Châu khuyên bảo tôi nhiều lắm, nhưng tôi đâu có nghe. Tôi cho rằng Châu chăm học chỉ vì thích học, cũng như tôi hồi lớp 10 cũng rất chăm học, vì lúc đó tôi có mục tiêu là phải quay lại bằng được chuyên toán, còn lúc này tôi thích chơi thì tôi chơi.
Khi đó, Châu có nói với tôi đại ý thế này: “Ai cũng thích chơi hơn học, nhưng phải học, Hiệp ạ”. Lúc đó, anh đã đoạt giải vàng toán quốc tế với số điểm tuyệt đối. Câu nói của Châu đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều và đến giờ vẫn không thể quên. Tôi cũng không ngờ Châu sớm có những suy nghĩ chín chắn như thế.
May mà có anh, như một người uốn nắn những lúc tôi sai đường. Nhờ đó, tôi vẫn đậu đại học và đi nước ngoài.

.

Về Đầu Trang Go down
https://a1-trandainghia.forumvi.com
 
NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGÔ BẢO CHÂU PHẦN 1
» on tap 12 phần 1
» ÔN THI TN PHẦN 2
» ÔN THI TN PHẦN 1
» ÔN THI TN PHẦN 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
a1- nơi đong đầy tình bạn :: Your first category :: góc học tâp :: toán học :: thế giới toán học-
Chuyển đến