a1- nơi đong đầy tình bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

a1- nơi đong đầy tình bạn

good
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống

Go down 
Tác giảThông điệp
queenoflove

queenoflove


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 23/09/2011
Age : 29

NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống Empty
Bài gửiTiêu đề: NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống   NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống I_icon_minitimeSun Oct 09, 2011 12:06 pm

Lối sống của một quốc gia, một dân tộc luôn bị chi phối bởi những giá trị vật chất. Đồng tiền và những giá trị thực hay giá trị ẩn của nó đều được xem như có sức ảnh hưởng rất lớn đối với lối sống. Không có quyền đổ lỗi cho đồng tiền nhưng khống chế được nó quả không phải là đơn giản.

Biết sử dụng, không để tiền khống chế

Cách đây không lâu, trong một diễn đàn giáo dục con cái xài tiền như thế nào và có nên cho tiền con trẻ khi đi học, nhiều phụ huynh đã làm cho chúng tôi thật sự bất ngờ. Nguyễn Thị X, luật sư, tuyên bố một cách chắc nịch: Không cho tiền con trẻ, nếu cho tiền chỉ tổ làm cho chúng hư... Trao đổi danh thiếp để có cơ hội trò chuyện, nhưng có ai ngờ đâu đúng hơn năm sau, chị gọi lại cho tôi và báo rằng con chị ăn cắp tiền của gia đình để xài vặt... Nỗi đau này quả là một bài học quý.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã giáo dục con cái sử dụng đồng tiền và hiểu được giá trị đồng tiền ngay từ thuở bé. Dù rằng không phải quy gán tội cho các bậc phụ huynh nhưng rõ ràng đây là một trong những yếu tố có thể được xem là căn nguyên của vấn đề. Nhân cách con người thế nào thì những hành vi tương ứng sẽ như thế ấy và hành vi sử dụng đồng tiền hay để đồng tiền khống chế ngược là một ví dụ. Chi tiền quá thoải mái và vô tư do cưng chiều con cái, cấm con cái đến mức không được mó đến một đồng bạc cắc... đều không tốt. Thế nhưng cho tiền con cái và kèm theo những lời mắng mỏ và “chặt chém” càng không phải là giải pháp. Thực tế cho thấy những diễn biến tâm lý và những dấu ấn của ký ức căng thẳng xoay quanh việc xài tiền đã trở thành những động lực để con người phấn đấu, nhưng cũng chính vì vậy đôi lúc nhiều cá nhân đã phấn đấu có tiền bằng mọi cách mà không kể đến lương tâm, sĩ diện và nhân cách... Sinh viên Nguyễn Văn T. phạm pháp trong một vụ buôn bán ma túy đã tâm sự một cách rất thực: “Tôi luôn bị mặc cảm vì mỗi lần xin tiền của cha mẹ. Cảm giác thấp kém cứ thường trực trong tôi. Phải làm điều gì đó để kiếm tiền, tôi cảm thấy việc này là việc có thể có tiền nhanh nhất...”. Khi bị một áp lực căng kéo về đồng tiền trong quá khứ, nhu cầu trỗi dậy để làm chủ nó, để khống chế nó lại bùng phát mạnh mẽ nhưng khi cá nhân chưa đủ nội lực thì những chuyện kinh khủng đã xảy ra.

Tiền chỉ là phương tiện

Có ai lại sống không cần tiền? Câu hỏi thật đơn giản lại được trả lời một cách quá khó khăn dành cho những người thật bình thường trong cuộc đời. Giá trị đồng tiền đã rõ nhưng không phải ai cũng hiểu đồng tiền chỉ là phương tiện.

Hãy giáo dục cho con trẻ sự thấu cảm của cuộc sống ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Sự thấu cảm này tưởng chừng thật đơn giản nhưng lại có giá trị rất đặc biệt. Đã qua rồi thời giáo dục chung chung và khái quát. Hãy bắt đầu từ những việc rất đơn giản như: “Ăn quả táo này con cảm ơn ai?”. Cảm ơn người trồng cây vẫn chưa đủ, cảm ơn người bán táo vẫn chưa đủ mà trước hết phải cảm ơn bố mẹ - người đã lao động cực nhọc để mua táo cho con. Hãy thẳng thắn nhưng thật nhẹ nhàng và tinh tế giáo dục cho con cái hiểu rằng việc tìm ra đồng tiền là quan trọng nhưng chính tình cảm bố mẹ dành cho con mới là quan trọng nhất.

Theo thời gian và năm tháng, hãy giúp trẻ nhận ra với 500.000 đồng có được từ hai nguồn khác nhau, một là trúng số, hai là có được từ tháng lương đầu tiên, con sẽ làm gì... Chính lúc này trẻ sẽ hiểu hơn về những giá trị của đồng tiền trong cuộc sống. Không có quyền phán xét và không có quyền chỉ trích nhưng quá nhiều bậc cha mẹ ngày nay đã ép con mình sống theo thước đo của đồng tiền từ những tình huống rất thường nhật. “Chú Ba mày keo quá, lì xì cho Út tui có 5.000 thì bèo hơn cái bánh xèo miền Trung”; “Con cứ thi vào kinh tế cho mẹ mới có nhiều tiền, vào chi ba cái xã hội, báo chí cho mệt thân...” là những câu nói cửa miệng của khá nhiều gia đình!

Nhiều người thân, nhiều gia đình đã thật sự sai lầm khi cứ áp lực chồng mình, vợ mình tìm nhiều tiền hơn nữa để xây nhà, đi du lịch. Nhiều bậc bố mẹ hay những bạn đời thấy người thân của mình đem về nhiều tiền thì cứ sung sướng hỉ hả trên đống tiền có được mà thiếu hẳn sự quan tâm, hỏi han... Chính sự vô tâm, chính sự thờ ơ vô cảm này đã làm cho nhiều người thân của chính mình trượt dài trên con dốc số phận theo vòng xoáy của đồng tiền mà không thể hãm phanh. Buồn, xót... giờ đã muộn!

Bài học giản đơn mà sâu sắc nhất vẫn là giáo dục giá trị làm người của một con người. Biết tự trọng, biết cân nhắc, có sĩ diện, biết điểm dừng khi cần... trong cuộc sống sẽ làm cho mỗi người vững vàng hơn trước áp lực của đồng tiền.
Về Đầu Trang Go down
queenoflove

queenoflove


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 23/09/2011
Age : 29

NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống Empty
Bài gửiTiêu đề: [NLXH] Danh và thực!   NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống I_icon_minitimeSun Oct 09, 2011 12:07 pm

Xưa nay có kẻ danh để không “nát với cỏ cây” thường hiếm. Vì hiếm nên qúy. Quý nên được ngưỡng vọng, tôn kính. Giầu có chưa là gì. Quyền thế chưa là cái đinh gì so với danh vọng, danh tiếng. Chính thế mà chữ danh luôn luôn là nỗi khao khát đầy mầu sắc bi kịch của biết bao người. Có cả muôn vạn cách để lưu danh ở đời. Nhưng có lẽ cái cách mà nhiều người tìm đến nhất là học. Thuận theo lẽ trời sẽ là: học để thành tài, để có dịp đem cái tài ra phụng sự đất nước, "ích quân trạch dân" rồi danh tiếng sẽ tự đến, sẽ lưu truyền đời nào sang đời khác, thành tên đất, tên làng… tồn tại cùng trời đất. Có danh là để dễ bề làm sáng nghiệp tổ tiên, làm cho ngay thẳng công lý. Khổng Tử bảo: "Danh có chính thì ngôn mới thuận" vừa nói nên khát vọng của kẻ sĩ nhưng đồng thời cũng gắn cho họ một sử mệnh thật lớn lao mà một kẻ vô đạo cũng sẽ vô dụng nếu như không là tai họa cho nhân quần.

Vì thế, chỉ cần có thực tài thì hiển nhiên là sẽ có danh. Tài cao, đức trọng, lĩnh hội được mệnh trời thì có danh lớn. Tài hèn, sức mọn thì chỉ cần sống cho ra một con người, cũng là có danh rồi. Cái "thực" trong trường hợp này chính là tự biết mình không có tài cao.

Danh là thế, thực là thế, từ cổ đã thế, tưởng mãi về sau vẫn thế. Nhưng bắt đầu từ khi chữ danh đi kèm với chữ lợi, với quyền lực thì cái thuận trình trên kia bị đảo ngược. Vốn bắt đầu từ sự ghi nhận, suy tôn của mọi người, chữ danh trở thành vật có thể chiếm đoạt, mua bán, với không ít người. Nó bị biến thành một thứ giả trang hào nhoáng, dễ lòe bịp, che đậy những toan tính tầm thường. Giờ đây không phải thực tài tạo ra danh tiếng mà là tiền, vàng, ngoại tệ mạnh, là thói xu thời hèn nhát, là sự vô đạo không bị nguyền rủa. Khi đã không bắt đầu từ tài (thực cái mình có) thì cái thứ danh khoác lên mình hiển nhiên là danh hão, danh giả. Tức là "Hữu đanh vô thực", "danh bất xứng thực". Điều đáng nói là những kẻ "hữu danh" kiểu ấy biết rất rõ họ không xứng với cái danh ấy. Họ biết rằng: vì mưu lợi cho bản thân họ phải chui luồn đi cổng hậu, dùng tiền mua một cách khuất tất cởi thứ danh bán lại không được nửa xu ấy. Họ biết nhưng họ không xấu hổ, không thấy vô liêm sỉ mà còn coi như một sự khôn ngoan. Mục tiêu của họ là phải "hữu danh" và họ cần đạt được bằng mọi cách. Bởi vì thứ danh mà họ có chỉ được dùng vào việc vụ lợi, leo lên những nấc thancj quyền lực để dễ bề đục khoét, vơ vét mà lại an toàn. Chưa có thời kỳ nào mà công việc vật lộn để "hữu danh" sôi động, trắng trợn và đầy tính bi hài như mấy chục năm qua. Kẻ dốt nát kiên quyết chứng tỏ mình không dốt nát bằng đủ thứ bằng cấp, học hàm, học vị mà cả đời họ không thể có bất cứ cơ hội nào đem ra dùng. Tình trạng Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư… chưa có bằng Phổ thông trung học, chưa có bằng Đại học, một chữ nước ngoài không biết, viết sai cả lỗi chính tả, văn hóa tối thiểu còn chưa đủ... như báo chí và dư luận nêu ra, là sản phẩm tất yếu của cơ chế dung túng thứ danh hão, danh suông. Nhưng nếu chỉ có thế thì họ cũng chẳng hơn vì bọn người đáng thương hại được cuộc đời cho mượn chiếc sân khấu để càng múa máy càng lố (ngoại trừ một sự xúc phạm đến cái đạo học xa vời và vô hình nào đó). Vấn đề là chuyện không chịu dừng ở đấy. Khi có được bộ phục giả trang, khi từ cục đất được nặn thành tượng, họ muốn thiên hạ phải quỳ mọp dưới chân mình. Chúng ta đang chịu đựng một sự quá tải cái nghịch lý này. Và rồi ở đâu cũng cứ phải gặp những kẻ "học làm phép" ngồi chồm chỗm, lì lợm, tráo trở, bất luân...

Hàng ngày, ở bất cứ đâu cũng rung lên những hồi chuông khẩn thiết báo động về tệ nạn chuyên quyền, tham nhũng, tệ hàng rởm, văn bằng rởm, người rởm…. Nhưng chưa thấy ai nhắc đến tệ nạn danh rởm, “hữu danh vô thực" - là nguyên nhân của các tệ nạn kia. Trong văn học, nhân vật khoác áo Giáo sư, Tiến sĩ cả đời không đọc nghiêm chỉnh, trọn vẹn một cuốn sách mới chỉ lác đác xuất hiện ở đâu đó trong khi ngoài trời có thể gặp nhan nhản. Họ không chỉ chầu chực ăn nhờ vào cơ chế mà còn làm bẩn, làm hoen gỉ chính cái cơ chế đó. Hơn thế, nó khuyến khích một lối học thực dụng học hình thức, về thực chất còn hại gấp nhiều lần sự thất học. Nó đánh tráo những tiêu chí quan trọng thường là định hướng cho một đời người, một thế hệ. Có khá nhiều vấn đề nhức nhối mà xã hội đang xoay trần ra tháo gỡ, có nguyên nhân cắm rễ từ việc trọng dụng những người không có thực tài. Đã đến lúc cần phải hiểu đến nơi, đến chốn về chữ đức trong cặp phạm trù tài - đức. Tôi thiển nghĩ rằng, cái đức của kẻ có học, có tài là cái đức lớn, là lương tri có thể tạo ra không chỉ lòng tốt, sự thuần hậu mà còn biết nương theo quy luật để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt lên, không thể đánh đồng với thứ đạo đức thông thường theo lối gọi dạ, bảo vâng, chỉ biết nghe theo, làm theo, đành rằng đôi khi cũng cần nhưng lắm khi vô dụng thậm chí còn vô tình tạo ra tai họa. Sự lựa chọn giữa tài và đức phả là sự lựa chọn giữa tài và đức lớn trên kia. Một người chỉ tốt bản năng, thậm chí tốt mù quáng chắc gì đã là tốt?

Về Đầu Trang Go down
queenoflove

queenoflove


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 23/09/2011
Age : 29

NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống Empty
Bài gửiTiêu đề: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. (Lỗ Tấn)   NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống I_icon_minitimeSun Oct 09, 2011 12:07 pm

Trong xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, để đạt được thành công vẻ vang, chúng ta phải không ngừng nỗ lực vươn lên, phát huy hết khả năng để đạt được điều mà chúng ta muốn. Cũng như Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Chúng ta đều biết, cuộc sống này không được trải bằng hoa hồng hay thứ nước trong veo, tinh khiết mà nó đón chào chúng ta với những thử thách, chông gai. Con đường đó sẽ là con đường “vinh quang” đối với ai biết vượt qua nỗ lực hết mình. Nhưng nó sẽ là “đầm lầy” với ai dễ dàng buông xuôi, từ bỏ. Chính vì thế, trên con đường dẫn đến thành công, vinh quang nhất định không có dấu chân của những kẻ lười biếng.
Vậy ta đã bao giờ tự hỏi mình thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng? Phải chăng thành công – cái đỉnh của vinh quang mà con người đạt được trong suốt quá trình học tập, làm việc? Là khi ta chạm tới mục đích đã đặt ra. Hay chỉ đơn thuần khi ta là chính mình, khi ta mang đến nụ cười trên môi ai đó hay xóa đi giọt nước mắt đau buồn. Lúc đó, những sự việc ấy cũng đáng để ta gọi là thành công lắm chứ! Và những kẻ lười biếng, khác nào những kẻ từ bỏ vinh quang, từ bỏ lao động. Vì ắt hẳn ta vẫn còn nhớ câu nói: “Lao động là vinh quang”. Những kẻ lười biếng đó đồng nghĩa với những con người chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà không chịu làm việc. Như ông bà ta hay ví von với hình ảnh những kẻ “nằm chờ sung rụng”.
Chẳng phải, trong học tập, những bạn lười biếng chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ không bao giờ đạt được kết quả cao thật sự đó sao? Và trong cuộc sống bộn bề, lo toan, đôi khi ta bắt gặp những nụ cười làm ta ấm lòng. Đó là nụ cười của cậu học sinh đạt kết quả cao trong học tập sau một quá trình nỗ lực không ngừng. Thành công lắm khi không được đúc kết từ cả một quá trình dài, mà nó chỉ giản đơn từ những niềm vui bé nhỏ trong cuộc sống. Bạn đã từng đọc được câu chuyện “Chiếc cà-vạt” chưa? Trong truyện, cậu bé lên bảy tuổi vụng về làm tặng bố chiếc cà-vạt. Đó có thể nói là chiếc cà-vạt xấu xí nhất nhưng lại là món quà đẹp nhất của đứa con trai dành tặng bố mình. Đọc đến đó, bạn có nghĩ cậu bé đã thành công không? Có thể bạn cho đó chẳng có gì đáng tự hào, vẻ vang nhưng cậu bé đã thật-sự-thành-công. Cậu đã thành công khi gởi gắm cả niềm tin yêu về người bố trong chiếc cà-vạt - thành công vì mang đến nụ cười hạnh phúc từ bố. Thành công đôi lúc chỉ đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, thành công vẻ vang là những điều ta không thể phủ nhận. Bạn có biết anh Lê Bá Khánh Trình đã nỗ lực hết mình để nắm trong tay giải thưởng cao quý của cuộc thi toán quốc tế. Và Bác Hồ - người đã dành trọn cuộc đời với Cách mạng qua những năm tháng hiểm nguy ngoài chiến trường. Xã hội phát triển như ngày nay là minh chứng sống động, chân thật nhất cho thành công vĩ đại của Bác.
Thế mới thấy, để đạt được thành công và mục đích mà ta đã đặt ra, mỗi con người cần phải nỗ lực học tập và làm việc hết mình. Và hơn hết, con đường dẫn đến thành công càng không rộng mở đối với những kẻ lười biếng. Nó chỉ mở rộng đối với những con người siêng năng, làm việc hết mình. Và những con người siêng năng không những sẽ đạt được thành công nhất định trong cuộc sống mà siêng năng còn là yếu tố tích cực, là cơ sở giúp con người ta dẽ dàng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới bổ ích và bổ ích. Hơn hết, siêng năng còn giúp ta rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc một cách trọn vẹn. Thế nhưng, cuộc sống lại có những con người sống chỉ biết hưởng thụ, không lao động. Những kẻ như vậy đáng bị xã hội phê phán vì thái độ sống tiêu cực. Và họ sẽ dần bị mọi người xa lánh và không bao giờ nhận ra được sự vinh quang của lao động, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc của thành công.
Tóm lại, con đường thành công chỉ thật sự đón chào những ai biết trân trọng, biết nỗ lực phấn đấu. Và hơn hết, là học sinh, ta cần phải rèn luyện bản thân từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng vệic cố gắng học hỏi, tìm tòi và bằng ý thức của mỗi cá nhân.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống   NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
NLXH] Đồng tiền trong cuộc sống
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» trọng âm tiếng anh
» Một số phát minh quan trọng nhất về hoá học và công nghệ hoá học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
a1- nơi đong đầy tình bạn :: Your first category :: góc học tâp :: ngữ văn-
Chuyển đến