a1- nơi đong đầy tình bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

a1- nơi đong đầy tình bạn

good
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Go down 
Tác giảThông điệp
queenoflove

queenoflove


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 23/09/2011
Age : 29

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I_icon_minitimeTue Sep 27, 2011 1:47 pm

MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài : 90 phút
Đề:
Câu 1:
Thế nào là Thành ngữ? Cho ví dụ (1điểm).
Câu 2:
Tìm và chỉ ra ý nghĩa của những thành ngữ trong đoạn thơ sau: (1 điểm)
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quảng công”
(Trần Tế Xương – Thương vợ)
Câu 3:
Chép lại bài thơ “Câu Cá Mùa Thu” (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến (1điểm).

Câu 4:
Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: (2 điểm)
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
(Trần Tế Xương, Thương vợ)
Câu 5: (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: (1 điểm)
 Khái niệm: Thành Ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu, thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo, và tương đương về nghĩa, về vai trò ngữ pháp với một từ hoặc một cụm từ tự do (0.5 điểm)
 VD: + Nước đổ đầu vịt
+ Mẹ tròn con vuông
+ Đầu trâu mặt ngựa
+ Cá chậu chim lồng
Câu 2: (1điểm)
-Một duyên hai nợ: một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con (0.5 điểm).
-Năm nắng mười mưa: vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng (0.5 điểm).
→ Nếu so sánh hai thành ngữ trên với các cụm từ thông thường thì thấy các thành ngữ ngắn gọn cô đọng, cấu tạo ổn định, nội dung khái quát và có tính biểu cảm.
Câu 4: (2 điểm)
* Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý chính sau:
Hai câu thơ là lời tâm sự của nhà thơ:
- Thương vợ mà bật ra thành hành động qua ngôn ngữ trực tiếp:
+ Chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận (tập tục bất công của nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo)
+ Vậy nên ông tự trách: “Có chồng hờ hững cũng như không”
- Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm trạng phẫn uất, của bi kịch.
+ Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng “bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ”
+ Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo
+ Rốt cục: Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ nên cảm thấy tê tái, đớn đau cho mình.
Câu 5: (5 điểm)
Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau:
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ. Đó là tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp:
+ “rất nhanh và rất đẹp”.
+ “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.
- Ca ngợi tài của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm: Kính trọng, ngưỡng mộ những người tài, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
b. Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất:
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. Huấn Cao thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”. Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho “uy vũ bất năng khuất”.
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Đúng là một phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”. Huấn Cao là người không quy luỵ trước cường quyền. Đó là khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân”. Có tấm lòng trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân, đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục và Huấn Cao nhận lời cho chữ. Ông chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”. Câu nói thể hiện sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
- Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đây là một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.



Được sửa bởi queenoflove ngày Tue Sep 27, 2011 1:55 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
queenoflove

queenoflove


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 23/09/2011
Age : 29

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I_icon_minitimeTue Sep 27, 2011 1:49 pm

CÂU 1
Nêu ý nghĩa bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " của tg Nguyễn Đình Chiểu
CAU 2
Viết bài văn nghị luân xã hội
" Một mái trường thân thiện học sinh tích cực trong suy nghĩ của anh(chị)
CÂU 3
Phân tích bài " Câu cá mùa thu " của Nguyễn Khuyến.
Về Đầu Trang Go down
queenoflove

queenoflove


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 23/09/2011
Age : 29

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I(Hải Dương)   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I_icon_minitimeTue Sep 27, 2011 1:54 pm

ĐẾ CHẴN
Câu 1
(2 điểm) Trình bày quan điểm sáng tác của Nam Cao.
Câu 2
(2 điểm) Hãy xác định các thành ngữ được sử dụng trong câu văn sau và phân tích giá trị nghệ thuật .
"Nó còn mê mình nên nói hươu nói vượn vậy thôi chứ lấy nhau rồi thì nó lại chả chán ngay."
Câu 3
(6 điểm) Hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn HAI ĐỨA TRẺ của Thạch Lam.
ĐỀ LẺ
Câu 1
(2 điểm) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đạt được những thành tựu cơ bản nào?
Câu 2
(2 điểm) Tìm thành ngữ trong câu thơ sau và phân tích ý nghĩa, tác dụng của nó:
“Năm nắng mười mưa, dám quản công”
(Trần Tế Xương – “Thương vợ”)
Câu 3
(6 điểm) Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
HƯỚNG DẪN
ĐỀ CHẴN
Câu 1 (2 điểm)
- Nghệ thuật chân chính phải gắn bó với hiện thực đời sống, nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của người nông dân.
- Tác phẩm thật giá trị phải chứa đựng tư tưởng nhân đạo
- Nhà văn chân chính phải luôn tìm tòi. sáng tạo và phải có lương tâm, nhân cách nghề nghiệp.
- Nhà văn phải tích cực tham gia kháng chiến, mang ngòi bút phục vụ nhân dân
CÂU 2 (2 điểm)
Thành ngữ: “Nói hươu nói vượn”: nói nhiều và toàn chuyện ba hoa ko có thật.Khi yêu anh ta hay nói nhg điều hay ho nhưng khoác lác không thật. Hiệu quả: Làm cho câu văn hàm súc, giàu tính hình tượng và có giá trị biểu cảm cao.
ĐỀ LẺ
Câu 1
(2 đ).
Thành tựu cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám – 1945:
-Thành tựu về nội dung tư tưởng.( tinh thần yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần dân chủ)
-Thành tựu về hình thức: Thể loại, ngôn ngữ.
Câu 2 (2đ).
Thành ngữ: Năm nắng mười mưa
Ý nghĩa: vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa
Tác dụng: tăng tính hàm súc, sức tạo hình và biểu cảm cho lời thơ 0,5

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
a1- nơi đong đầy tình bạn :: Your first category :: góc học tâp :: ngữ văn-
Chuyển đến